Đo điện trở là công việc thường ngày của những nhân viên, kỹ thuật viên, thợ điện làm việc trong ngành điện, điện tử. Và để giúp người dùng có thao tác đo chính xác, mang lại kết quả nhanh chóng và hiệu quả nhất. Xin mời tham khảo về cách đo và đọc điện trở bằng đồng hồ vạn năng số và kim bên dưới.
Nguyên tắc đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng
Khi thực hiện bất kỳ một phép đo nào thì người dùng cũng cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn. Nhằm tránh ảnh hưởng đến người, thiết bị và đảm bảo cho kết quả đo được chính xác nhất.
Chỉ đo điện trở khi thiết bị không được kết nối trong mạch
Bạn không nên thực hiện đo điện trở của các thiết bị trong mạch. Bởi vì phép đo ấy sẽ khiến cho tất cả các thành phần khác xung quanh bị ảnh hưởng, đem lại kết quả đo không chính xác.
Đảm bảo mạch điểm tra không được cấp nguồn
Việc có dòng điện chạy qua trong mạch sẽ cho ra kết quả không chính xác, hoặc điện áp quá cao có thể gây hỏng hóc đồng hồ vạn năng.
Kiểm tra các tụ điện trong mạch đã được xả
Khi đo các giá trị điện trở trong mạch, cần đảm bảo mọi tụ điện trong mạch đều đã được phóng điện để không làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
Đối với từng trường hợp điện trở
– Khi đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω): bạn cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả không chính xác.
– Khi đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ): tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo. Do tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo.
Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim
Đây sẽ là mục đầu tiên trong cách đo và đọc điện trở bằng đồng hồ vạn năng số và kim hôm nay. Nếu bạn đang sử dụng vạn năng kế hiện kim và muốn đo điện trở khi lắp đặt hay sửa chữa mạch điện, thiết bị. Vậy thì hãy tham khảo hướng dẫn về cách đo và cách đọc giá trị điện trở bằng đồng hồ hiện kim ở dưới đây để đảm bảo độ chính xác cao nhất.
Mặc dù vẫn còn khá nhiều hạn chế trong một vài chức năng nhưng đồng hồ vạn năng kim vẫn là thiết bị lý tưởng để đo điện trở.
Các bước thực hiện cách đo và đọc điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim
– Bước 1: Lựa chọn thang đo và dải đo phù hợp. Đây là bước quan trọng đầu tiên không chỉ đối với đo điện trở mà còn với cách đo dòng điện, điện áp. Bạn chuyển thang đo của đồng hồ về thang đo điện trở (ký hiệu là Ω). Nếu điện trở nhỏ thì để thang đo x1 ohm hoặc 10 ohm. Còn nếu bạn cần đo điện trở lớn thì phải để thang đo ở mức x1kΩ hoặc 10kΩ.
– Bước 2: Chèn các đầu dò vào các giắc trên đồng hồ vạn năng. Bạn cần chèn đúng như sau: Cắm hai đầu dò vào các giắc là COM và Ohm trên đồng hồ vạn năng.
– Bước 3: Đặt que đo vào 2 đầu điện trở. Giá trị đo được sẽ tính theo công thức:
Giá trị đo = chỉ số thang đo x thang đo.
Ví dụ: Bạn để thang đo là 100 Ohm và kết quả hiển thị trên đồng hồ là 28. Vậy giá trị thu được sẽ là 100 x 28 = 2800 ohm = 2,8 kΩ.
– Bước 4: Đọc và ghi chép kết quả thu được sau khi kim hiển thị ở mặt đồng hồ dừng.
Lưu ý về cách đo và đọc điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim
Khi thực hiện đo chỉ số điện trở bằng vạn năng kế hiện kim, bạn cần nhớ đưa đồng hồ về giá trị 0 bằng cách chạm 2 đầu dò với nhau để tạo ra một mạch ngắn. Sau đó điều chỉnh Zero để nó hiển thị giá trị 0 Ohm.
Sau khi thực hiện đo điện trở xong, cần tắt đồng hồ vạn năng và chuyển công tắc chức năng sang dải điện áp cao. Như vậy sẽ giúp tránh được tình trạng chọn không đúng phạm vi và chức năng cho những thực hiện đo về sau.
Có thể thấy, với một mức giá khá rẻ nhưng vạn năng kế hiện kim vẫn cung cấp cho người dùng độ chính xác hợp lý khi đo lường. Do đó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm này để thực hiện cách đo và đọc điện trở bằng đồng hồ vạn năng.
Một số đồng hồ vạn năng kim đo điện trở chất lượng như: Sanwa YX-360TRF, Kyoritsu 1110, Kyoritsu 1109S, Hioki 3030-10…
>> Xem thêm
- Cách kiểm tra dây điện tường âm bằng đồng hồ vạn năng
- Kiểm tra tính liên tục của bóng đèn bằng đồng hồ vạn năng
Hướng dẫn cách đọc giá trị đo điện trở
Hầu hết các dòng đồng hồ vạn năng hiện kim đều sử dụng một thang đo điện trở di chuyển từ phải sang trái. Vậy nên việc đọc kết quả hiển thị trên vạn năng kim sẽ mang đến sai số nhất định. Đặc biệt là đối với những người dùng không có nhiều kinh nghiệm. Các đồng hồ vạn năng hiện kim cũng có núm vặn hoặc công tắc, có chức năng hiệu chỉnh điện trở bằng 0. Chỉ cần chạm các đầu dò với nhau và điều chỉnh núm vặn cho đến khi kim chỉ thị chỉ ở 0 ohm trên màn hình máy.
Ví dụ: Khi thực hiện một phép đo với điện trở ngẫu nhiên, bạn tiến hành đưa dụng cụ đo điện về thang đo 20 kΩ và chạm vào cả hai đầu bằng đầu dò.
Khi đó, vạn năng kế sẽ hiển thị ra các kết quả như sau: -0, 1 hoặc một số ngẫu nhiên. Nếu kết quả là 1 hoặc OL thì nghĩa là đồng hồ vạn năng đang quá tải, bạn cần di chuyển điều chỉnh núm vặn đến nấc thang đo lớn hơn.
– Trong trường hợp giá trị điện trở bằng 0 tức là bạn đang để thang đo quá cao. Hãy giảm tỷ lệ thành ohm thay vì Kohm.
– Trường hợp màn hình đồng hồ hiển thị một số ngẫu nhiên, ví dụ 0,5 thì tức là phạm vi đo đã được chọn đúng. Như vậy giá trị thực của điện trở sẽ là 500 ohm hoặc 0,5 kΩ.
Hướng dẫn cách đo và đọc điện trở bằng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số
Việc đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng hiển thị số sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn so với dạng hienj kim. Bởi vì người dùng có thể đọc trực tiếp giá trị kết quả đo ở trên màn hình LCD hiện số rõ nét.
Các bước thực hiện cách đo điện trở bằng vạn năng kỹ thuật số như sau:
– Bước 1: Di chuyển núm vặn về thang đo điện trở (Ω) và kết nối với các đầu dò. Cắm que đo màu đen vào cổng chung COM, que đo màu đỏ cắm vào cổng V/Ω.
– Bước 2: Đặt 2 que đo của đồng hồ vạn năng vào 2 đầu điện trở để tiến hành đo. Nhớ chọn thang đo sát nhất với giá trị đo để có được kết quả chính xác nhất.
– Bước 3: Thực hiện phép đo 2 lần để đảm bảo mang đến kết quả chính xác nhất. Sau đó đọc kết quả đo được hiển thị trên màn hình kỹ thuật số của máy.
Lưu ý về cách đo và đọc điện trở bằng đồng hồ vạn năng số
Khi thực hiện cách đo điện trở trên, người dùng cần lưu ý một số chi tiết sau để tránh làm hỏng đồng hồ, ảnh hưởng tới kết quả đo.
– Luôn đảm bảo nguồn điện đã được ngắt hoàn toàn trước khi tiến hành đo điện trở
– Nên để que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt khi đo điện trở nhỏ (<10Ω) để có kết quả chính xác nhất.
– Tay không được tiếp xúc đồng thời vào hai que đo khi đo điện trở lớn (> 10kΩ) vì sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả đo.
Tổng kết cách đo và đọc điện trở bằng đồng hồ vạn năng
Nhìn chung thì cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim hay số cũng tương đối đơn giản. Bạn có thể xem chi tiết các bước nêu trên cùng với tham khảo thêm HDSD khi mua máy.
Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số mang đến kết quả đo chính xác hơn so với vạn năng kim, nhưng chúng lại có mức giá khá đắt. Hiện nay, người ta đã phát triển và cho ra đời rất nhiều các loại đồng hồ đo điện khác nhau.
Bạn có thể lựa chọn một số sản phẩm phân khúc tầm trung như đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1020R, Sanwa CD800a để ứng dụng cho các mục đích cơ bản. Ngược lại, nếu thường xuyên sử dụng, dùng trong môi trường công nghiệp, đồng hồ đo Kyoritsu 1062 hay đồng hồ vạn năng Hioki DT4281 Nhật sẽ không thể bỏ qua. Liên hệ ngay thietbi.us để được tư vấn chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng và giá cả hợp lý.