Khi bạn mua hoặc tìm đọc hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng sẽ thấy thiết bị này luôn đi kèm các phụ kiện. Một trong số các phụ kiện quan trọng của vạn năng kế đó chính là que đo. Vậy que đo đồng hồ vạn năng có đặc điểm gì và nó thực hiện chức năng gì? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu về đặc điểm của que đo đồng hồ vạn năng và cách nối nó với đồng hồ VOm.
Que đo đồng hồ vạn năng là gì?
Như đã nói ở trên, que đo là một phụ kiện đi kèm để hỗ trợ cho khả năng làm việc của đồng hồ vạn năng. Que đo của đồng hồ này bao gồm 2 dây đo, được quy định là 1 dây màu đỏ và một dây màu đen.
Đặc điểm của que đo đồng hồ vạn năng
Cả hai dây đo này đều được các hãng sản xuất đồng hồ đo điện thiết kế và làm từ chất liệu cao cấp, được bọc lớp vỏ cách điện tốt. Phần đầu của hai que đo được trang bị thêm núm chụp, nhằm giúp bảo vệ đầu đo khi nó không trong quá trình làm việc. Bộ phận đầu que đo được làm nhọn, với chất liệu là đồng để giúp tiếp điện nhanh chóng, dễ dàng cho việc đo lường.
Que đo của đồng hồ VOM thường sẽ có độ dài khoảng từ 30 – 60cm. Như vậy nó có thể nối được đồng hồ vạn năng đến các vị trí cần cắm que đo để kiểm tra điện.
Bên cạnh đó, que đo đồng hồ vạn năng có khả năng chịu được điện áp 1000A hoặc dòng điện 20A. Nhờ vậy mà người dùng có thể tiến hành đo và kiểm tra tình trạng của các hệ thống điện, thiết bị điện… một cách dễ dàng và chính xác.
Cấu tạo của que đo đồng hồ vạn năng
Hai que đo này được cấu tạo như sau:
– Một đầu là jack bắp chuối (hoặc jack cắm pin): được cắm trực tiếp vào 2 chân của đồng hồ vạn năng.
– Một đầu khác của đồng hồ vạn năng được thiết kế giống chiếc que, gọi là đầu dò. Đầu này có phần kim nhọn sẽ được đặt vào nơi tiếp xúc cần đo điện như hai ổ điện, hai đầu điện cực của linh kiện.
Theo quy ước điện tử tiêu chuẩn thì đầu dò màu đỏ được sử dụng cho dương tính. Còn đầu dò màu đen được sử dụng cho âm tính. Cả hai đầu dò này đêù rất quan trọng bởi nó ảnh ảnh đến chất lượng đo kiểm của đồng hồ vạn năng.
Công dụng của que đo đối với đồng hồ vạn năng là gì?
Phụ kiện que đo thường được sử dụng cùng với các loại đồng hồ vạn năng để tiến hành đo kiểm điện. Hiện nay, các loại đồng hồ vạn năng của thương hiệu lớn như Fluke, Hioki, Kyoritsu, Sanwa… đều sử dụng phụ kiện que đo này.
Ngoài ra, có thêm một số loại ampe kìm đa năng, có khả năng đo điện áp cũng sử dụng que đo đồng hồ vạn năng này.
Khi giữa đồng hồ đo điện và thiết bị/linh kiện được kết nối bởi que đo, nó sẽ tiếp nhận thông tin. Sau đó chuyển dữ liệu về đồng hồ đo điện để xử lý và đưa kết quả hiển thị trên màn hình.
Ví dụ: Trên đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009 sẽ có hai jack cắm để kết nối với que đo của nó. Sau khi tiến hành cắm que đo để đo điện áp dây điện thì bạn sẽ biết được dây này đang có mức điện áp bao nhiêu.
Bên cạnh hỗ trợ kiểm tra dòng điện, que đo đồng hồ VOM còn có thể thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đo cho nhiều đại lượng điện khác nữa. Ví dụ như đo tần số, điện dung, đo dòng…
>> Có thể bạn quan tâm
- Chức năng NCV là gì? Tìm hiểu chức năng NCV trên đồng hồ vạn năng
- Đánh giá đồng hồ vạn năng Fluke 289 chi tiết từ A – Z
Hướng dẫn cách nối que đo với đồng hồ VOM
Theo quy ước điện tử tiêu chuẩn quy định: đầu điện được ký hiệu bằng màu đỏ sẽ là cực dương, đầu điện được ký hiệu màu đen sẽ là cực âm. Vậy nên, bạn sẽ dễ dàng nhận biết được cực âm và cực dương trên đồng hồ vạn năng. Bên cạnh đó, que đo của đồng hồ vạn năng cũng được ký hiệu với hai đầu đỏ và đen.
Cách kết nối que đo đồng hồ vạn năng với thiết bị như sau:
Khi quan sát bạn sẽ thấy, trên đồng hồ VOM được bố trí 2 chân:
– Chân COM (ký hiệu là màu đen) thì sẽ được kết nối với que đo màu đen.
– Chân V/Ω sẽ được kết nối với que đo màu đỏ.
Bạn cần chú ý cắm đúng cực dương/âm thì mới đảm bảo cho việc đo được chính xác. Đồng thời giúp vạn năng kế không bị ảnh hưởng dẫn đến chập, cháy.
Với những loại đồng hồ vạn năng có 3 cồng khác nhau, thường được ký hiệu như sau: Chân COM (màu đen), Cổng 10A (màu đỏ), Cổng mAV Ω được định mức 200mA. Khi đó, cách nối que đo với đồng hồ vạn năng như sau:
– Mặc định que đo màu đen sẽ kết nối với chân COM.
– Que đo màu đỏ sẽ phụ thuộc vào mức điện áp bạn cần đo. nếu bạn muốn đo điện trở nhỏ/điện áp nhỏ thì thực hiện cắm que đo màu đỏ vào chân mAV Ω. Còn nếu bạn muốn đo điện áp cao/điện trở cao thì phải cắm que đỏ màu đỏ vào chân 10A.
Tầm quan trọng của que đo đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng là một trong những thiết bị đo điện có nhiều chức năng và tiện ích nổi bật. Nó được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy, việc tìm hiểu chi tiết về thiết bị đo này và các phụ kiện đi kèm là rất quan trọng. Bạn cần chọn đúng loại que đo phù hợp và cắm đúng chỗ thì mới giúp đồng hồ thực hiện đo điện nhanh chóng, hiệu quả, mang lại kết quả đo chính xác.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được đặc điểm que đo đồng hồ vạn năng. Chúc bạn sẽ thực hiện chính xác cách nối que đo với đồng hồ VOM an toàn và chính xác. Nếu có nhu cầu tìm mua đồng hồ vạn năng và các thiết bị đi kèm, hãy liên hệ với Thietbi.us. Đây là địa chỉ chuyên cung cấp thiết bị đo điện chính hãng của các thương hiệu lớn, đầy đủ giấy tờ, phụ kiện và chế độ bảo hành tốt nhất cho bạn!