Nhằm giúp các loại thủy hải sản không bị ươn, hư hỏng sau khi đánh bắt, con người đã nghĩ ra rất nhiều phương pháp để bảo quản chúng. Ví dụ như: phương pháp gia nhiệt, bảo quản ở nhiệt độ thấp, chiếu xạ… Trong số đó, cách bảo quản thủy sản bằng nước đá là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Nếu muốn tìm hiểu thêm về cách bảo quản thủy sản này thì theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé! Chắc chắn nó sẽ giúp ích cho việc đảm bảo độ tươi của thực phẩm mà bạn đang cần đó.
Quá trình đông lạnh thủy hải sản là gì?
Mục đích chính của quá trình đông lạnh thủy hải sản là làm hạ nhiệt độ xuống thấp. Từ đó làm chậm lại sự ươn hỏng của thủy sản. Đồng thời, sau khi đưa ra ngoài thì sản phẩm hầu như không bị thay đổi tính chất ban đầu và độ tươi nguyên.
Biện pháp bảo quản thủy sản đông lạnh bằng nước đá thường được các ngư dân áp dụng khi đánh bắt xa bờ hoặc khi xuất khẩu thủy sản. Bởi vì họ phải lênh đênh trên biển nhiều ngày dài. Việc bảo quản thủy sản trong môi trường lạnh để xuất khẩu rất quan trọng đối với các nước đang phát triển. Do thủy sản xuất khẩu có giá thành cao, mang lại thu nhập giá trị cao so với các loại thực phẩm khác tiêu thụ nội địa.
Vì sao nên bảo quản thủy sản bằng nước đá?
Trong quá trình bảo quản thủy hải sản, nhiệt độ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ phân giải và tình trạng ươn, hư hỏng của thủy sản. Nếu nhiệt độ bảo quản càng giảm xuống thì tốc độ phân hủy của các vi sinh vật trong thủy hải sản cũng bị giảm theo. Khi nhiệt độ đủ thấp thì quá trình hư hỏng của thủy sản hầu như bị ngưng lại. Do đó, người ta đã nghĩ ra cách bảo quản thủy sản bằng nước đá để ngăn chặn tiến độ hư hỏng của các loại thủy hải sản.
Nước đá được sử dụng để bảo quản thủy sản bởi nó giúp hạ nhiệt độ, thời gian bảo quản được kéo dài lâu hơn. Bên cạnh đó, nước đá tan ra cũng có tác dụng giữ ẩm cho các loại thủy hải sản và trong nước đá có một số tính chất vật lý có lợi, khả năng làm lạnh lớn. Người ta còn nhận ra rằng nước đá tan cũng là một hệ tự điều chỉnh nhiệt độ vô cùng tiện lợi trong bảo quản thủy sản.
Ngoài ra, ướp đá chính là phương pháp làm lạnh cơ động và phổ biến nhất từ trước đến nay. Bởi nguyên liệu để sản xuất đá luôn sẵn có, bảo quản bằng phương pháp nước đá cũng rất rẻ tiền, tiết kiệm và nó là một chất an toàn về mặt thực phẩm.
Loại nước đá nào được dùng để bảo quản thủy sản?
Hiện nay, các loại nước đá được sử dụng phổ biến trong quá trình bảo quản thủy sản bao gồm:
– Đá cây: loại đá này có kích thước đa dạng, thể thích riêng là 1,08 m3/t và khối lượng riêng là 0,92 t/m3
– Đá dạng vảy: loại này có kích thước khoảng 10/20-2/3mm, thể tích riêng là 2,2-2,3 m3/t và khối lượng riêng là từ 0,45-0,43 t/m3
– Đá xay: loại đá này có kích thước đa dạng, thể thích riêng là từ 1,4-1,5 m3/t và khối lượng riêng là từ 0,71-0,66 t/m3
– Đá dạng sệt
Hướng dẫn các phương pháp bảo quản thủy sản bằng nước đá
Hiện nay, có 2 cách bảo quản thủy sản bằng đá phổ biến nhất. Đó là ướp nước đá trực tiếp (DCI), phương pháp này phù hợp cho làm lạnh cá, tôm. Còn phương pháp ướp nước đá gián tiếp (NCI) phù hợp cho làm lạnh mực ống, mực.
>> Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn đo khoảng cách bằng điện thoại đơn giản
- Hướng dẫn bảo quản thủy sản bằng nước đá đảm bảo độ tươi hiệu quả
Phương pháp ướt đá trực tiếp
Ở phương pháp này, thủy sản và đá sẽ được lưu trữ trong các thùng chứa. Mỗi tầng của thùng chứa không sâu hơn 0,5m. Đá và thủy sản được ướp theo tuần tự như sau: một lớp nước đá ở dưới cùng, một lớp nguyên liệu (thủy sản) ở giữa và trên cùng là một lớp nước đá. Mỗi lớp đá sẽ có độ dày khoảng 5cm.
Lưu ý: Tỷ lệ ướp nước đá và các loại thủy sản là 1:1 ở vùng nhiệt đới và 1:2 ở các nơi khác.
Phương pháp bảo quản thủy sản bằng nước đá gián tiếp
Với phương pháp này, bạn cần bọc thủy sản trong các túi PE để nguyên liệu được cách ly với lớp nước đá. Sau đó, chúng sẽ được đựng trong các khay có nắp đậy kín.
Theo cách này, chúng ta sẽ có: 1 lớp đá ở dưới, tiếp đến đặt các khay đựng nguyên liệu vào, rồi rải tiếp một lớp nước đá ở trên. Phương pháp này sẽ ngăn thủy sản phải tiếp xúc trực tiếp với nước đá nhưng vẫn đảm bảo được thời gian bảo quản lâu không kém phương pháp ở trên.
Quy trình thực hiện bảo quản thủy sản bằng nước đá
Bước 1: Công tác chuẩn bị: nước đá, khay nhựa, thùng bảo quản, găng tay…
Bước 2: Tiếp nhận thủy hải sản cần bảo quản
– Loại bỏ tạp chất, xử lý, rửa
– Phân loại
– Xếp thủy hải sản để bảo quản: Có 3 cách xếp thủy sản để bảo quản là: xếp khay, xếp vào thùng cách nhiệt và xếp thành đống.
– Chăm sóc thủy sản và xử lý sự cố
– Bốc dỡ và vận chuyển
– Rửa và khử trùng dụng cụ
Số lượng đá cần thiết để bảo quản thủy sản bằng nước đá tốt nhất là bao nhiêu?
Để đảm bảo không bị thiếu đá trong quá trình bảo quản, bạn phải xác định được chính xác lượng đá cần chuẩn bị là bao nhiêu.Việc tính toán lượng đá sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Nhiệt độ môi trường
– Nhiệt độ ban đầu của thủy sản
– Đặc điểm của loại thùng chứa, loại thủy sản
– Thời gian bảo quản
– Vị trí đặt thùng bảo quản (trong phòng lạnh hoặc trong hầm tàu có liên quan đến hướng của dòng nhiệt)
Ngoài ra, tùy thuộc vào độ dày của lớp thủy sản cần bảo quản mà thời gian cần thiết để làm lạnh và số lượng đá cần sử dụng cũng sẽ khác nhau. Thời gian làm lạnh cá từ 10°C xuống 2°C trong các thùng chứa có chiều cao khác nhau bằng ướp nước đá ở đáy và trên bề mặt thùng.
Ví dụ: Với một lớp thủy sản có độ dày khoảng 7,5 cm thì thời gian làm lạnh xác định là khoảng 2 tiếng đồng hồ. Còn độ dày 12,5 cm thì cần 6 giờ làm lạnh, 25cm cần 24 giờ và độ dày thủy sản 60cm thì cần tới 120 giờ để làm lạnh.
Một số lưu ý khi bảo quản thủy sản bằng đá
Để đảm bảo nhiệt độ của thủy sản khi bảo quản bằng đá luôn nằm trong mức cho phép. Người ta thường sử dụng máy đo nhiệt độ tiếp xúc để theo dõi nhiệt độ trong các thùng/kho chứa. Từ đó sẽ có sự điều chỉnh thích hợp khi có sự thay đổi.
Bạn có thể tham khảo một số loại máy đo nhiệt độ như: SM6806A, Testo 925… Các thiết bị này được cung cấp chính hãng tại thietbi.us. Bạn có thể truy cập trang web hoặc liên hệ hotline để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm giúp hỗ trợ công việc tốt hơn.
Trên đây là thông tin về phương pháp bảo quản thủy sản bằng nước đá làm sao để đảm bảo độ tươi của thực phẩm tốt nhất. Hy vọng qua đây, bạn có thể áp dụng thành công trong quá trình bảo quản thực phẩm của mình.