Tình trạng ô nhiễm không khí do khí thải độc hại từ phương tiện giao thông đang ngày càng nghiêm trọng ở nhiều quốc gia. Trong số đó có Việt Nam – một quốc gia có lượng xe máy tham gia giao thông thuộc top đầu thế giới. Vậy khí thải xe máy là những chất gì và nó có tác hại như thế nào? Cùng bài viết tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Khí thải xe máy là gì?
Khí thải của xe máy chính là lượng khói được thải ra từ việc đốt cháy nhiên liệu tải bộ phận buồng đốt của xe máy. Trong lượng khí thải đó có chứa nhiều chất độc hại cho môi trường, là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm không khí và mật độ khói bụi trong môi trường tăng lên.
Các thành phần trong khí thải xe máy là gì?
Trong lượng khí thải mà xe máy đưa ra ngoài môi trường có chứa các chất sau:
– Carbon dioxide (CO2)
Loại khí này là sản phẩm phụ được tạo ra bởi quá trình đốt cháy nguyên liệu, đồng thời là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính hiện nay. Trong lượng khói thải ra từ xe máy thì Carbon dioxide chiếm một lượng khá lớn.
Tùy vào hàm lượng của khí carbon dioxide thải ra để quyết định được nó có độc hại hay không. Tuy nhiên, đa phần loại khí này đều mang nguy cơ gây hại cho con người nếu hít phải. Mức độ ảnh hưởng cũng tùy theo đó, có thể chỉ là tình trạng nhức đầu, xây xẩm mặt mày, ngứa ngáy như bị kim chích, khó thở… Nhưng cũng có thể dẫn tới tình trạng đổ mồ hôi nhiều, tăng nhịp tim dẫn đến bất tỉnh, thậm chí là tử vong.
Mức độ độc hại của hàm lượng khí CO2:
– Mức độ từ 250-350 ppm (parts per million – 1 phần triệu) là mức độ khí CO2 bình thường ở không khí ngoài trời.
– Mức độ từ 350-1.000 ppm đây là mức độ trong những phòng có sự trao đổi khí tốt giữa bên trong phòng và bên ngoài môi trường.
– Mức độ từ 1.000-2.000 ppm sẽ gây cho con người sự uể oải, buồn ngủ, đờ đẫn và kém tập trung thậm chí là tăng nhịp tim và nôn ói.
– Mức độ từ trên 5.000 ppm sẽ gây mất oxy nhanh và hậu quả là gây tổn thương não vĩnh viễn, bất tỉnh và cuối cùng là tử vong.
– Carbon monoxide (CO) có trong khí thải xe máy
Tương tự như khí CO2, nếu con người hít phải khí CO2 với nồng độ ở mức 667 ppm sẽ có các triệu chứng như nhức đầu, nôn mửa, mệt mỏi, thậm chí tử vong.
– Nitric oxides (NO và NO2)
Nếu con người chúng ta hít phải khí NO và NO2 ở một liều lượng cao sẽ nguy hiểm cho hệ mạch máu. Đặc biệt, phụ nữ mang thai hít phải các loại khí này sẽ gây nên dị dạng cho thai nhi. Vì nó có khả năng biến đổi DNA và gây ra chứng bệnh đa xơ cứng.
– Sulfur dioxide
Đây là loại khí thải trong xe máy gây rối loạn hô hấp, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của cơ thể.
– Các phần tử cực nhỏ:
Đây được xem là các thành phần lạ có trong khí thải xe máy. Chúng gây hại cho phổi và là tác nhân chính gây ung thư.
– Các hợp chất hydrocacbon đa vòng
Loại hợp chất này có thể gây tổn hại lên các tế bào da và hệ tự miễn dịch của cơ thể con người.
Vậy khí thải xe máy có độc không?
Từ việc phân tích các thành phần có trong khí thải của xe máy ở trên, có thể khẳng định loại khí thải này cực kỳ độc và gây hại cho sức khỏe của người. Chính vì vậy, chúng ta nên hạn chế tiếp xúc, hít vào các loại khí thải từ xe máy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình. Đồng thời có các biện pháp để giảm bớt lượng khói thải xe máy độc hại được thải ra môi trường. Ngăn chặn sự ảnh hưởng của chúng đến môi trường sống của con người.
Tiện lợi nhất, bạn có thể sử dụng các máy dò khí, máy đo khí thải để đo lường, kiểm soát nồng độ các khí có trong môi trường một cách chính xác. Từ đó đưa ra các phương án khắc phục kịp thời để góp phần cải thiện chất lượng không khí. Các sản phẩm thiết bị đo khí chính hãng có thể xem tại website: https://thietbi.us/.
Quy định về tiêu chuẩn khí thải xe máy
Để hạn chế thấp nhất lượng khói thải độc hải từ xe máy ra môi trường, chính phủ đã ban hành quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 09 năm 2011. Đây là quy định về Tiêu chuẩn khí thải xe ô tô, xe máy. Bắt đầu từ ngày 01/01/2022 thì tiêu chuẩn mức khí thải đến từ các loại xe ô tô, xe máy sử dụng động cơ đốt sẽ gồm: Mức 2, mức 3 và mức 5. Trong đó:
– Mức 2: Giảm giới hạn về khí thải các loại khí carbon monoxide, hydrocacbon chưa cháy kết hợp cùng với khí nitơ oxit. Sẽ có các quy định áp dụng khác nhau cho các loại xe máy sử dụng động cơ đốt cháy bằng xăng hoặc dầu.
– Mức 3: Đối với các loại xe máy chạy bằng động cơ sử dụng xăng sẽ có giới hạn đối với carbon monoxide sẽ là 2,2g/km, hydrocacbon chưa cháy kết hợp với khí nitơ oxit là 0.5g/km. Đối với xe máy chạy bằng dầu diesel sẽ có mức giới hạn đối với carbon monoxide là 1,0g/km, hydrocacbon chưa cháy kết hợp với nitơ oxit là 0.7g/km và PM (particulate matter) là 0,08g/km.
Mức 5: Đối với các loại xe máy chạy động cơ dùng xăng sẽ có giới hạn carbon monoxide là 1,0g/km, hydrocarbon sẽ là 0.10g/km, nitơ oxit là 0,06g/km và particulate matter (PM) là: 0.005g/km. Đối với những loại xe chạy bằng dầu diesel thì có có giới hạn đối với carbon monoxide là khoảng 0.50g/km, hydrocacbon chưa cháy kết hợp với nitơ oxit là 0.23g/km, nitơ oxit sẽ là 0.18g/km, PM là 0.005g/km.
>> Xem thêm
- Khí oxy là gì? Khí oxygen có vai trò gì? Cách đo oxy trong không khí
- Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc?
Thực trạng khí thải xe máy hiện nay tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có lượng xe máy tham gia giao thông cao hàng đầu thế giới (95%). Điều đó cũng hợp lý bởi mức thu nhập bình quân của người Việt còn thấp, cộng với hệ thống giao thông nước ta cũng chưa phát triển mạnh. Do đó, xe máy được xem là loại phương tiện giao thông phù hợp với khả năng chi tiêu của người dân.
Nhưng cũng chính bởi vậy nên lượng khí thải xe máy là nguồn gây ô nhiễm môi trường trực tiếp và lớn nhất hiện nay. Mỗi ngày, các phương tiện xe máy ngoài đường liên tục thải ra môi trường các chất độc hại như: CO2, CO, NOx, HC, VOC… Nhất là các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh… lượng khí thải ra mỗi ngày là rất cao.
Theo thống kê của Tạp chí Môi trường, có tới 70% – 90% không khí độc hại đang tồn tại trong không khí do các phương tiện cơ giới thải ra, đặc biệt là xe máy. Các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, chất lượng không khí ở hai thành phố này luôn trong tình trạng rất kém.
Đấy cũng là một trong những vấn đề đang nhức nhối trong xã hội hiện nay. Cần tìm ra biện pháp khắc phục hậu quả khí thải của xe máy thải ra môi trường càng sớm càng tốt.
Cách giảm bớt lượng khí thải xe máy hiệu quả
Xe máy là phương tiện hoạt động bằng xăng nên không thể tránh khỏi lượng khí độc thải ra môi trường. Tuy nhiên, chúng ta có thể áp dụng một số cách thức sau:
– Hạn chế sử dụng những dòng xe máy đã cũ, hư hỏng nặng vì lượng khí thải ra của nó rất nhiều
– Ưa chuộng các phương tiện công cộng, xe buýt để giảm bớt xe máy tham gia giao thông
– Sử dụng các dòng xe máy điện là giải pháp hoàn hảo nhất vì không thải ra khói đối nhiên liệu
– Thường xuyên đo lường chất lượng không khí bằng các máy đo không khí, máy đo khí thải chuyên dụng. Bạn có thể tham khảo các thiết bị đo chính hãng tại website: thietbi.us.
Hy vọng từ những chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu được mối nguy hại từ khí thải xe máy đối với môi trường và con người. Hãy chung tay để xây dựng một môi trường sống xanh – sạch – đẹp cho chúng ta ở mọi thời điểm để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.