Ngày nay, các hệ thống điện, thiết bị điện đều cần phải thực hiện nối đất bảo vệ. Vậy bạn có biết nối đất bảo vệ là gì không? Hay nối đất bảo vệ có tác dụng gì? Cách nối đất bảo vệ như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về hoạt động này ngay tại bài viết dưới đây.
Nối đất bảo vệ là gì? Nối đất an toàn là gì?
Nối đất bảo vệ chính là hoạt động nối đất, tiếp đất. Đây là hình thức tạo sự kết nối giữa các thiết bị vó điện và dùng điện với mặt đất. Nối đất sẽ giúp tránh những tình trạng nguy cấp khi các thiết bị sử dụng điện bị hư hỏng. Gây ra hiện tượng rò rỉ điện dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng của con người nhờ đường viền nối an toàn.
Nối đất bảo vệ được áp dụng cho các thiết bị điện áp >1000V. Ví dụ như các thiết bị gia dụng: máy giặt, tủ lạnh, bình nóng lạnh… hoặc các hệ thống điện lớn. Thậm chí các hệ thống điện lớn cũng đều phải cần có dây tiếp đất. Đây là yêu cầu an toàn điện bắt buộc nhằm hạn chế và tránh khỏi nguy cơ bị điện giật.
Mục đích của việc nối đất bảo vệ là gì?
Như đã nói ở trên, bảo vệ nối đất là một trong những yêu cầu về an toàn điện bắt buộc phải cso khi sử dụng thiết bị điện áp >1000V. Bất kể thiết bị điện này được sử dụng trong phòng hay ngoài trời. Việc tiến hành nối đất bảo vệ cho mạch điện vừa giúp bảo vệ cho thiết bị, vừa đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh.
Bởi khi bạn đã nối đất, nếu lỡ xảy ra hiện tượng rò rỉ điện thì dòng điện này sẽ chạy xuống đất chứ không gây hại cho con người. Vậy nên sẽ đảm bảo được an toàn tính mạng cho người sử dụng – Đó chính là mục đích chính và tác dụng của việc nối đất bảo vệ thiết bị.
Bảo vệ nối đất được áp dụng với mạng điện nào?
Nối đất bảo vệ phổ biến nhất là thực hiện trên dây trung tính. Vậy lý do cần nối bảo vệ dây trung tính là gì? Nối đất bảo vệ sẽ cần nối với dây trung tính để thay thế cho mạng điện 3 pha 4 dây có điện áp <1000V. Ví dụ như mạng điện 380/220V, 220/127V… Đối với việc sử dụng dây trung tính sẽ đảm bảo an toàn cho người dùng khi chạm vào vỏ của các thiết bị 1 pha. Khi đó, hệ thống sẽ tiến hành cắt phần điện ở nơi chạm vào để không gây giật.
Phân loại nối đất bảo vệ là gì?
Hiện nay, nhiệm vụ nối đất bảo vệ có ba loại chính như sau:
– Nối đất làm việc: Thực hiện nối các điểm của mạng điện với hệ thống tiếp nối đất nhằm bảo vệ cho hệ thống điện.
– Nối đất an toàn: Thực hiện nối giữa các phần tử không mang điện áp. Ví dụ như vỏ máy, thân máy với hệ thống nối đất bảo vệ.
– Nối đất chống sét: Tức là sự liên kết giữa các thiết bị chống sét với hệ thống nối đất. Tác dụng của nối đất bảo vệ này là giúp đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị khi có sấm sét.
Hướng dẫn cách thực hiện nối đất bảo vệ hiệu quả
Bạn cần lưu ý, cách nối đất bảo vệ cần được thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo có độ chính xác cao. Như vậy mới mang lại hiệu quả tốt nhất khi đưa vào sử dụng.
Yêu cầu trước khi tiến hành nối đất bảo vệ là gì?
Trước khi thực hiện phương pháp nối đất bảo vệ cho thiết bị, hệ thống điện, bạn cần chuẩn bị dây điện có mức điện trở không lớn hơn 4Ω. Đây là loại dây có khả năng tiếp đất mang lại hiệu quả tốt nhất. Vì dòng điện sẽ truyền qua dây nhỏ, đi qua cơ thể và truyền xuống đất.
Ngoài ra, tại các chung cư, tòa nhà, nhà dân thì nên dùng khung cửa kim loại với chân chôn âm tường làm chân tiếp đất. Bạn có thể dùng dây kim loại để nối vỏ thiết bị điện, sau đó tiếp xúc trực tiếp với khung kim loại.
>> Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn bảo quản thủy sản bằng nước đá đảm bảo độ tươi hiệu quả
- Hướng dẫn đo khoảng cách bằng điện thoại đơn giản
Cách thực hiện phương pháp nối đất bảo vệ
Bước 1: Xác định chức năng của hệ thống nối đất
Bước 2: Kiểm tra và tính điện trở suất của đất. Bạn có thể dùng máy đo điện trở đất để thực hiện thao tác này.
Bước 3: Lên cấu hình hệ thống nối đất.
Bước 4: Xác định loại điện trở nối đất một cọc (rc).
Bước 5: Xác định loại điện trở nối đất n cọc (RC).
Bước 6: Xác định loại điện trở nối đất một cáp nối (sử dụng thanh ngang).
Bước 7: Xác định điện trở nối đất với hệ thống cáp nối (sử dụng thanh ngang).
Bước 8: Kiểm tra và tính giá trị điện trở nối đất cho toàn hệ thống điện.
Ý nghĩa của nhiệm vụ nối đất bảo vệ là gì?
Qua thông tin ở trên, có thể thấy việc nối đất bảo vệ rất quan trọng đối với hệ thống điện và con người.
– Nối đất bảo vệ làm giảm dòng điện đi qua người xuống mức trị số an toàn. Hạn chế tối đa tình trạng giật điện, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.
– Khi có cách điện ở giữa pha và phần tử bình thường cũng không làm mạng điện bị hỏng. Vì đã có nối đất bảo vệ.
– Biện pháp nối đất bảo vệ sẽ có nhiệm vụ duy trì mức điện áp giữa các phần tử này với đất ở mức cực nhỏ nhờ vậy người chạm vào sẽ không gây giật.
– Bảo vệ nối đất được áp dụng với các thiết bị điện, hệ thống điện nhằm giải quyết sự cố rò rỉ điện từ vỏ để đảm bảo an toàn cho người dùng.
Vậy thì khi nào nên nối đất bảo vệ?
Chúng ta có thể chia làm hai trường hợp như sau:
– Đối với các thiết bị có điện áp >1000V thì nối đất bảo vệ được áp dụng trong mọi trường hợp.
– Đối với điện áp <1000V thì áp dụng nối đất hay không phụ thuộc vào chế độ làm việc của trung tính. Khi dây trung tính cách điện với đất thì cần áp dụng nối đất bảo vệ, còn trung tính bảo vệ thì áp dụng bảo vệ nối dây trung tính.
Lưu ý khi thực hiện nối đất bảo vệ hệ thống, thiết bị điện
Bên cạnh nắm vững những quy tắc về nối đất bảo vệ là gì? Trong quá trình thực hiện nối đất bảo vệ, bạn cần lưu ý trạng bị thêm các thiết bị đo điện cần thiết. Ví dụ như máy đo điện trở đất, ampe kìm, đồng hồ vạn năng… để hỗ trợ đo đạc chính xác và đảm bảo an toàn. Nếu bạn có nhu cầu mua các thiết bị đo điện hoặc cần được tư vấn các vấn đề liên quan đến các thiết bị này. Hãy liên hệ qua hotline (028) 668 35 766 để được hỗ nhanh nhất.
Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu được Nối đất bảo vệ là gì? Mục đích, ý nghĩa của nhiệm vụ nối đất bảo vệ. Nắm rõ cách thực hiện thao tác nối đất chính xác để mang lại hiệu quả cao nhất. Từ đó bạn sẽ hiểu thêm về hệ thống nối đất bảo vệ trong các tòa nhà. Đồng thời thấy được tầm quan trọng của nối đất bảo vệ cho các thiết bị cũng như tính mạng của con người.