Có thể bạn chưa biết, độ ẩm của gạo là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của gạo. Vậy bạn đã biết tiêu chuẩn độ ẩm của gạo là bao nhiêu chưa? Hay độ ẩm có những ảnh hưởng gì tới chất lượng lúa gạo?
Độ ẩm của gạo là gì?
Độ ẩm của gạo là tỷ lệ phần trăm của khối lượng nước có trong trọng lượng khô của gạo. Nó được tính bằng cách lấy khối lượng nước trong gạo chia cho khối lượng gạo khô và nhân 100% để tính ra phần trăm độ ẩm.
Vì sao cần đánh giá tiêu chuẩn độ ẩm của gạo?
Gạo là nguồn lương thực chính trong bữa cơm hàng ngày của các gia đình Việt Nam. Một trong những yếu tố quyết định đến độ thơm, dẻo, ngon khi gạo được nấu lên đó chính là độ ẩm của gạo. Việc đánh giá tiêu chuẩn độ ẩm của gạo rất quan trọng:
Đối với đơn vị kinh doanh, sản xuất gạo:
Các đại lý bán gạo, các cơ sở sản xuất, nhà máy sản xuất gạo xuất khẩu hay kinh doanh trong nước đều cần phải nắm được chỉ số độ ẩm của gạo. Điều này góp phần giúp cơ sở sản xuất nâng cao giá trị cho những vựa gạo mà mình bán ra. Đồng thời hạn chế được những rủi ro về vấn đề an toàn.
Đối với người sử dụng:
Nếu độ ẩm trong gạo cao hơn mức tiêu chuẩn độ ẩm của gạo thì sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh, tạo môi trường thuận lợi để nấm mốc, mối mọt sinh sôi và tấn công gạo. Điều này không chỉ làm giảm đi chất lượng vốn có của gạo, mà nó còn gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chính vì vậy, người mua gạo cần phải xác định được độ ẩm trong gạo để đảm bảo chất lượng gạo mua về luôn là tốt nhất.
Tầm quan trọng của việc đánh giá tiêu chuẩn độ ẩm của gạo
Việc xác định được độ ẩm gạo luôn đạt chuẩn mang đến rất nhiều lợi ích cho quá trình sản xuất, vận chuyển, sử dụng và bảo quản gạo. Điển hình như:
– Đảm bảo chất lượng gạo luôn được tốt nhất.
– Kiểm soát sự mất mát, hư hỏng của gạo trong quá trình bảo quản: độ ẩm quá cao sẽ khiến gạo dễ bị hỏng, độ ẩm quá thấp sẽ khiến gạo bị khô và dễ vỡ trong quá trình vận chuyển.
– Đảm bảo an toàn thực phẩm: Việc kiểm soát độ ẩm của gạo là rất quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu sản phẩm bị nhiễm mốc hoặc vi khuẩn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
– Tối ưu hóa quá trình sản xuất gạo: Việc đánh giá độ ẩm giúp các nhà sản xuất điều chỉnh các thông số quá trình sản xuất như nhiệt độ, độ ẩm và thời gian để đảm bảo chất lượng và hiệu quả sản xuất.
Vậy tiêu chuẩn độ ẩm của gạo là bao nhiêu?
Thông thường, tiêu chuẩn tối đa cho độ ẩm của gạo là 14%. Độ ẩm này giúp duy trì hạt gạo ở trạng thái tốt nhất, đảm bảo giữ nguyên mùi vị cũng như độ giòn của gạo.
Nếu gạo có độ ẩm cao hơn 14% thì chỉ có thể sử dụng hay bảo quản được tối đa trong vòng một tháng. Sau đó, gạo sẽ dễ bị nấm mốc, hư hỏng và không thể dùng được nữa.
Để nắm được chính xác độ ẩm của gạo là bao nhiêu, bạn cần đo và kiểm tra thường xuyên bằng máy đo độ ẩm nông sản, ngũ cốc. Đây được coi là giải pháp phù hợp và cần thiết của nhà nông. Đặc biệt là với nhà sản xuất gạo chuyên nghiệp.
Máy đo độ ẩm gạo sẽ giúp bạn tiến hành đo lường chỉ số độ ẩm trong gạo hiện tại là bao nhiêu một cách nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra, thiết bị này còn có thể đo được nhiều loại nông sản khác (ngũ cốc, cà phê, đỗ tương…).
Những ảnh hưởng của độ ẩm đến chất lượng lúa gạo
Nếu tiêu chuẩn độ ẩm của gạo không đạt đúng giá trị được quy định, dù quá cao hay quá thấp cũng đều có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của sản phẩm (hương vị, màu sắc và độ giòn của gạo).
Độ ẩm quá cao
Khi độ ẩm của lúa gạo quá cao, gạo sẽ dễ bị nấm mốc và vi khuẩn tấn công và phát triển, gây hư hỏng sản phẩm. Nếu lúa gạo không được khử trùng kịp thời, vi khuẩn và nấm mốc sẽ phát triển nhanh chóng. Thậm chí còn có thể sản xuất ra các độc tố và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, độ ẩm quá cao cũng có thể làm tăng độ dẻo của hạt gạo, làm giảm giá trị dinh dưỡng, ảnh hưởng đến hương vị vốn có của gạo.
Độ ẩm quá thấp
Khi tiêu chuẩn độ ẩm của gạo bị giảm xuống quá thấp, nó có thể dẫn đến mất nước và hạt gạo bị khô, cứng. Điều này có thể làm giảm chất lượng và giá trị dinh dưỡng của gạo, cũng như làm mất đi hương vị của nó.
Như vậy, nếu độ ẩm quá cao, gạo sẽ bị mốc, ẩm mốc, bị hư hỏng và không thể sử dụng được. Còn nếu độ ẩm quá thấp, gạo có thể bị khô và giảm chất lượng, dẫn đến mất mùi vị và dễ bị đánh rơi khi nấu. Vì vậy, việc kiểm soát độ ẩm của lúa gạo rất quan trọng để đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.
>> Có thể bạn quan tâm
- Chỉ số độ nhớt là gì? Hướng dẫn cách đo độ nhớt chi tiết
- Độ trương nở của gỗ là gì? Ảnh hưởng thế nào đến sàn gỗ?
Lưu ý để gạo luôn có độ ẩm tiêu chuẩn tốt nhất
Độ ẩm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, độ thơm ngon và thời gian sử dụng của gạo. Chính vì thế, gạo cần phải được phơi khô ngay sau khi thu hoạch để việc bảo quản gạo được lâu hơn.
Hiện tại, bà con thường sử dụng hai phương pháp sấy khô phổ biến đó là: Phơi khô dưới nắng và sấy bằng máy sấy công nghiệp. Mục đích chính của hai phương pháp phơi sấy khô này là giữ cho độ ẩm của gạo ở mức thích hợp nhất.
Sau khi sấy khô, bạn nên nắm thêm các cách bảo quản gạo để giúp gạo tránh được hiện tượng mối mọt và ẩm mốc.
Trên đây là những thông tin về độ ẩm của gạo và sự ảnh hưởng của độ ẩm đến chất lượng gạo. Hy vọng qua bài biết này, bạn đã biết tiêu chuẩn độ ẩm của gạo là bao nhiêu để sử dụng và bảo quản gạo được tốt nhất. Nếu có nhu cầu sử dụng máy đo độ ẩm gạo, hãy liên hệ với thietbi.us để được tư vấn và mua hàng chính hãng với nhiều ưu đãi.