Bu lông cường độ cao là gì? Đặc tính nổi bật của bu lông cường độ cao

Bu lông là một chi tiết có vai trò khá quan trọng được ứng dụng rộng rãi khắp mọi lĩnh vực trong sản xuất và đời sống. Điển hình như xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, sản xuất xe cộ… Để đảm bảo độ bền chắc của các thiết bị, vật tư, người ta thường sử dụng loại bu lông cường độ cao. Vậy loại này các đặc tính nổi bật gì và uwnsgd ụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu cùng chúng tôi tại bài viết này nhé!

Bu lông cường độ cao là gì?

Đặc tính của bu lông cường độ cao
Đặc tính của bu lông cường độ cao

Đây là loại bu lông có cấp bền lớn (từ 8.8 trở lên) và có khả năng chịu được lực tốt. Vì thế nó thường được sử dụng trong các mối liên kết có yêu cầu cao về sự chắc chắn và có khả năng chịu lực lớn, sử dụng máy siết bu lông để có thể tiết kiếm thời gian hơn khi gắn chúng vào. Điển hình như trong kết cấu thép, lắp đặt đường ống chịu áp cao hoặc sử dụng trong các ngành công nghiệp nặng…

Thông số kỹ thuật

– Kích thước cơ bản: từ M5 đến M72

– Bước ren: 01 – 06mm

– Chiều dài: Từ 10 – 300mm

– Vật liệu chế tạo: Mác thép 30X, 35X, 40X, Scr420, Scr430

– Cấp bền: 8.8, 10.9, 12.9

– Xử lý bề mặt: Oxy đen, mạ điện phân, mạ kẽm nhúng nóng, nhuộm đen.

Như đã nói trên, các chỉ số như 8.8, 10.9 và 12.9 là chỉ số thể hiện cấp bền của bu lông. Cấp bền 10.9 có nghĩa là:

+ Giới hạn bền nhỏ nhất = 10×100 = 1000 (Mpa)

+ Giới hạn chảy / Giới hạn bền  = 9/10 => Giới hạn chảy = 1000x(10/9) = ~1111 (Mpa)

Phân loại bu lông có cường độ cao

Hiện nay, dòng bu lông này được chia thành 3 loại chính như sau:

– Bu lông có các liên kết chịu cắt lực vuông góc so với thân bu lông:

Thân bu lông bị cắt còn phần bản thép tạo thành một lỗ bị ép xuống. Liên kết này giúp dễ thi công và lắp đặt, có khả năng chịu lực tốt. Nhưng nhược điểm là dễ bị trơn trượt do lỗ to hơn thân bu lông. Chính vì vậy trong quá trình thi công, người thợ không cần dùng quá nhiều sức để xiết. Bạn chỉ cần xiết sao cho không có khe hở giữa các bản thép là được.

– Bu lông có liên kết không trượt và chịu được trọng lực lớn:

Loại bu lông cường độ cao này phải được siết chặt ở mức tối đa để không gây ra hiện tượng trơn trượt. Vì thế nên việc tính lực xiết bu lông cường độ cao có vai trò vô cùng quan trọng. Nó sẽ đảm bảo cho lực căng được không chế.

– Bu lông có liên kết chịu kéo mà lực xuôi theo chiều dọc của bu lông:

Liên kết này được sử dụng cho liên kết mặt bích hoặc liên kết nối dầm của khung nhà. Dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam thì không có yêu cầu về lực xiết bu lông, nhưng ở các nước tiên tiến như Mỹ, Pháp, Đức thì đều có một tiêu chuẩn riêng để đảm bảo các mặt bích không bị tách rời.

Các loại bu lông cường độ cao phổ biến hiện nay

– Bu lông cường độ cao ren suốt: sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 933

– Bu lông cường độ cao ren lửng: thiết kế theo tiêu chuẩn DIN 931

– Bu lông cường độ cao 8.8

– Bu lông 10.9

– Bu lông 8.8 Hàng Đen

– Bu lông 8.8 Xi Trắng.

Bulong cường độ cao nhuộm đen thể hiện tính bền chắc
Bulong cường độ cao nhuộm đen thể hiện tính bền chắc

Đặc tính nổi bật của bu lông cường độ cao

Bu lông có cường độ cao thường sẽ có yêu cầu về mặt kỹ thuật rất lớn

Thiết bị này bao gồm một tán (đai ốc), vòng đệm được dùng liên kết trong kết cấu nhịp dầm cầu thép và thường có đường kính ren từ 18mm – 24mm. Bên cạnh đó, đai ốc phải có cùng tiêu chuẩn với bu lông

Vật liệu chế tạo của các bulong cường độ cao cũng khác so với vật liệu sản xuất các loại bu lông inox thường: SCR430 (30X), SCR435 (35X), SCR440(40X), SCR420 (20X), 30Cr, 35Cr).

Loại vật liệu được dùng để sản xuất bulong cường độ cao thường có quy định rất khắt khe

Vật liệu tạo nên loại bu lông này là thép cacbon chất lượng cao hoặc thép hợp kim. Đa phần là hợp kim sắt, nhôm. Vật liệu chế tạo vòng đệm là thép cacbon CT5, C35, C45 hoặc thép 40Cr. Và cấp độ bền của bulong phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng cacbon. Hàm lượng cacbon cao thì bulong sẽ có cấp độ bền cao (cứng), độ dẻo phù hợp cho khả năng chịu lực nén, lực đè, lực xiết tốt và ngược lại.

Ngoài ra, để kéo dài tuổi thọ cho bulong cũng như bảo vệ chúng trước những tác nhân gây hại của môi trường thì nhà sản xuất sẽ áp dụng một số các biện pháp xử lý bề mặt như: mạ điện, mạ nhúng nóng hay mạ dacromet.

>> Xem thêm

Ứng dụng của bu lông cường độ cao

Ngày nay, bu lông loại này được sử dụng nhiều cho các liên kết trong kết cấu thép ở những vị trí cần chịu tải lớn, có kết cấu phức tạp, các liên kết đường ống áp lực cao hay liên kết trong các thiết bị máy móc có tải trọng lớn như:

– Lắp đặt nhà thép tiền chế, nhà xưởng

– Lắp ráp, chế tạo các bộ phận máy móc có công suất hoạt động lớn, có khả năng chịu tải lực lớn

– Dùng để lắp đặt trong ngành công nghiệp cầu đường: đường ray tàu hỏa, cầu đi bộ trên cao…

– Xây dựng và lắp đặt trong các khu công nghiệp quy mô lớn.

Ứng dụng của bu lông cường độ cao
Ứng dụng của bu lông cường độ cao

Sự khác biệt của bu lông thường và bu lông cường độ cao

Mỗi loại bu lông đều có những điểm giống nhau về cấu tạo, vai trò, tác dụng cũng như ứng dụng trong đời sống. Tuy nhiên giữa bu lông thường và bu lông cường độ cao vẫn mang cho mình những nét riêng. Nó có sự khác biệt nhau như sau:

– Bu lông thường chỉ chịu được tải trọng nhỏ và vừa. Còn bu lông cường độ cao sẽ chịu được tải trọng lớn hơn gấp nhiều lần bu lông thường.

– Bu lông cường độ cao làm từ các nguyên vật liệu hợp kim thép có chất lượng cao. Các bulông thường chỉ làm từ các hợp kim bình thường.

– Giá của bulông cường độ cao sẽ cao hơn rất nhiều so với bulông thường.

Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin quan trọng về bu lông cường độ cao mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được bu lông cường độ cao là gì cũng như những tiêu chuẩn cần biết về chúng để ứng dụng vào công việc hàng ngày.