Cách nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh an toàn, đúng kỹ thuật

Bình nóng lạnh cũng là một thiết bị gia dụng phổ biến trong nhiều gia đình. Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thì bắt buộc người dùng cần nối đất thiết đất cho thiết bị này. Vậy cách nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh được thực hiện gồm các bước nào? Cần lưu ý những gì để thực hiện nối đất bình nóng lạnh đúng kỹ thuật và an toàn. Xin mời bạn theo dõi tại bài viết sau đây!

Dây tiếp đất cho bình nóng lạnh là gì?

Hình ảnh minh hoạt về dây nối đất
Hình ảnh minh hoạt về dây nối đất

Dây tiếp đất (tiếng anh là Ground wire) là một đoạn dây dẫn điện ngắn. Trong đó một đầu dây được nối với thiết bị dùng điện, còn đầu kia nối với mặt đất. Đồ dùng điện cần sử dụng dây tiếp địa là các loại thiết bị, máy móc có điện áp 220V như bình nóng lạnh, tủ lạnh, máy giặt… Dây tiếp địa sẽ giúp bảo vệ thiết bị và người sử dụng khỏi các sự cố rò rỉ điện.

Nguyên nhân rò rỉ điện ở máy nước nóng là gì?

Theo tiêu chuẩn an toàn sử dụng bình nóng lạnh, để đảm bảo được sự an toàn trong quá trình sử dụng thì máy nóng lạnh cần có dây nối đất. Đồng thời các nhà nhà sản xuất luôn cung cấp cổng nối đất trên vỏ máy để người dùng có thể tự đấu vào một cách dễ dàng.

Khu vực đặt bình nóng lạnh thường ẩm thấp nên dễ bị rò rỉ điện

Bình nóng lạnh thường được đặt tại các khu vực ẩm ướt như nhà bếp, phòng khách… Vị trí này khiến các động cơ điện và mạch điện bên trong máy dễ bị ẩm và rò rỉ điện. Mặt khác, vỏ ngoài của bình nóng lạnh thường được làm bằng chất liệu dễ dẫn điện nên nếu có sự cố rò rỉ điện sẽ gây nguy hiểm cho người dùng. Vào mùa đông, tình trạng tĩnh điện dễ xảy ra trên bề mặt của kim loại. Điều này khiến hiện tượng rò rỉ điện trên bình nóng lạnh càng dễ xảy ra hơn.

Đo điện trở nối đất bằng cách thiết bị chuyên dụng
Đo điện trở nối đất bằng cách thiết bị chuyên dụng

Bình nóng lạnh không được nối đất vô cùng nguy hiểm

Là thiết bị dân dụng quen thuộc nhưng nhiều trường hợp bình nóng lạnh bị rò rỉ điện đã xảy ra khiến người dùng vô cùng lo lắng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do người dùng đã bỏ qua công đoạn nối dây tiếp đất cho máy nước nóng. Việc lắp đặt dây tiếp đất cho hệ thống điện vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều gia đình tại Việt Nam. Chính vì thế, nó dẫn đến các hậu quả khôn lường nếu lỡ có người vô tình chạm vào thiết bị đang bị rò rỉ điện, hoặc chạm vào lõi phích cắm.

Vì sao nên nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh?

Bình nóng lạnh là thiết bị có tần suất sử dụng lớn. Dây mayso của máy nước nóng dùng trong thời gian dài sẽ bị bám cặn. Khi gặp nhiệt độ cao gây giãn nở và nứt khiến rò điện ra nước.

Nếu như bình nóng lạnh được lắp đặt dây tiếp đất thì khi dòng điện sẽ đi qua dây này xuống đất thay vì truyền qua người dùng gây giật điện.

Nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh để đảm bảo an toàn khi sử dụng
Nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh để đảm bảo an toàn khi sử dụng

Chính vì thế, cách nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh là việc làm cần thiết. Nếu có sự cố dòng điện bị rò rỉ thì nó sẽ đi qua dây này xuống đất, thay vì truyền qua người dùng gây giật điện. Từ đó giúp người dùng tránh khỏi các sự cố về điện.

Hướng dẫn cách nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh đúng kỹ thuật

Trên thực tế, có rất nhiều cách để thực hiện nối đất cho bình nóng lạnh. Tuy nhiên, bạn nên chọn một trong các phương pháp phổ biến nhất sau đây:

Cách 1: Chôn dây nối đất riêng cho bình nóng lạnh

Nếu gia đình bạn không có sẵn dây tiếp đất khi lắp đặt hệ thống điện, vậy thì bạn có thể tự thiết kế một dây tiếp đất riêng cho bình nóng lạnh. Tuy nhiên, cách nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh này chỉ phù hợp với những ngôi nhà trệt thôi nhé!

Cách nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh
Cách nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Cắm 1 đầu thanh kim loại bằng đồng hoặc sắt xuống đất ở độ sâu tầm 1m. Để dễ cắm cọc hơn, bạn có thể dùng máy khoan để khoan vào tường hoặc khoan xuống sàn. Sau đó cắm thanh sắt xuống và nối với dây điện.

Bước 2: Nối một đầu dây điện vào vỏ máy hoặc phần tiếp đất của bình nóng lạnh. Đầu dây còn lại nối với dây tiếp đất đã cắm ở bước 1.

>> Có thể bạn quan tâm

Cách 2: Tận dụng cọc nhà chung cư, đường ống dẫn nước bằng kim loại

Bạn có thể tận dụng cọc nhà hoặc đường dẫn nước làm bằng kim loại để thực hiện cách nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh. Phương pháp này giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí. Tuy nhiên độ an toàn sẽ không được đảm bảo bằng cách 1.

Cách nối dây tiếp tất bằng cọc nhà chung cư, đường ống nước kim loại
Cách nối dây tiếp tất bằng cọc nhà chung cư, đường ống nước kim loại

Cách 3: Dùng dây chống sét của tòa nhà

Ngoài cách chôn dây nối đất riêng cho bình nóng lạnh, tận dụng cọc nhà/đường ống kim loại thì bạn có thể dùng dây chống sét của tòa nhà để làm dây nối đất cho máy nước nóng.

Nhiều người cho rằng việc sử dụng dây chống sét sẽ dây hư hỏng cho thiết bị nếu chẳng may bị sét đánh. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng đối với các thiết bị điện tử. Còn cấu tạo của máy nóng lạnh khá đơn giản, dây mayso đốt nóng sẽ không bị ảnh hưởng.

Lưu ý khi thực hiện cách nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh

Trong quá trình nối đất cho máy nước nóng, bạn cần thực hiện chính xác để đảm bảo nối đất cho hiệu quả tốt nhất, đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số những lưu ý khi tiến hành nối dây tiếp địa:

Lưu ý khi nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh
Lưu ý khi nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh

– Dây tiếp đất cần phải có lớp vỏ bọc cách điện chắc chắn để đảm bảo an toàn.

– Trong quá trình nối dây tiếp địa cần ngắt nguồn điện, tránh sự cố điện giật gây nguy hiểm.

– Chú ý vị trí đặt dây hay cọc trung tâm cần để mặt hố ngang với mặt đất.

– Kiểm tra các vị trí nối dây đã chắc chắn và lắp lại đất vào hố.

– Tiến hành đo điện trở tiếp đất với mức giá trị điện trở phù hợp là <10ohm.

Bạn có thể sử dụng những loại máy đo điện như ampe kìm, máy đo điện trở đất để tiến hành đo kiểm tra điện trở của dây tiếp địa. Trong trường hợp giá trị lớn hơn mức cho phép, bạn có thể đóng thêm học hoặc xử lý bằng các hóa chất để giảm mức điện trở xuống.

Một số lưu ý khi sử dụng bình nóng lạnh

Tuy đã thiết kế và thực hiện cách nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh nhưng khi sử dụng, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn:

Bình nóng lạnh cũng có nguy cơ rò rỉ điện rất cao
Bình nóng lạnh cũng có nguy cơ rò rỉ điện rất cao

– Ngắt điện của máy nóng lạnh trước khi tắm. Như vậy sẽ giảm thiểu tối đa các rủi ro nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng. Bạn nên đợi nước đủ nóng, tắt bình rồi mới tắm.

– Bảo dưỡng định kỳ khoảng 6 tháng một lần cho máy nước nóng.

– Lắp áp-tô-mát hoặc cầu dao tự động cho máy nước nóng. Thiết bị này sẽ phát hiện tình trạng quá tải hay ngắn mạch để ngắt mạch điện cho bình nóng lạnh. Bạn nên chọn mua aptomat dựa trên công suất của bình nóng lạnh để cho phù hợp.

– Lắp cầu dao chống giật. Thiết bị này có nhiệm vụ tương tự aptomat, đều giúp bảo vệ bình nóng lạnh và người dùng khỏi sự cố điện nguy hiểm.

Hy vọng, bạn đã nắm được cách nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh vừa giới thiệu ở trên. Chúc bạn sẽ thực hiện nhiệm vụ này đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh. Nếu cần tư vấn về thiết bị đo điện trở nối đất, liên hệ với thietbi.us qua hotline bên dưới nhé!