Hiện nay, tình trạng đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn đang là vấn đề quan trọng. Nó ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng và độ phì nhiêu của đất. Vậy đất phèn, đất mặn là gì? Nguyên nhân hình thành của các loại đất này và cách xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé!
Tìm hiểu đất phèn và đất mặn là gì?
Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn sẽ có những đặc điểm, đặc tính riêng của nó và rất dễ nhận biết.
Đất phèn là gì?
Đất phèn hay đất nhiễm phèn là loại đất chứa nhiều gốc sunfat và có độ pH thấp. Các cây trồng trên những mẫu đất nhiễm phèn này sẽ không thể sinh trưởng và phát triển tốt được. Những khu vực có sự xuất hiện nhiều của đất phèn nhất là đồng bằng, ven biển, nơi có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.
Dựa trên sự hình thành và phát triển của đất, đất phèn được chia thành hai loại:
– Đất phèn tiềm tàng: Hình thành trong điều kiện khử.
– Đất phèn hoạt động hay đất phèn thật sự: Hình thành trong điều kiện phải có sự oxy hóa.
Đất phèn có đặc điểm gì? Đất phèn, đất mặn là gì?
Loại đất nhiễm phèn này có thành phần cơ giới nặng. Hàm lượng lưu huỳnh trong đất rất lớn, lượng sắt (Fe3+) và muối (NaCl) cao. Trong khi đó, hàm lượng CaCO3 thấp, nghèo lân và đạm nên đặc tính đất này chua hoặc rất chua. Độ chua của đất nhiễm phèn khá cao, với độ pH thường < 4.
Các khu vực đất phèn khi khô lại sẽ gây hiện tượng cứng và nứt nẻ. Chứa nhiều chất độc hại trong đất như: Al3+, Fe3+, CH4, H2S, dẫn tới độ phì nhiêu thấp, mùn. Vì vậy nên sinh vật ở đó hoạt động khó khăn. Quá trình phân huỷ chất hữu cơ gặp trở ngại, hạn chế giải phóng chất dinh dưỡng trong đất. Cây trồng cũng vì vậy mà sinh trưởng kém và thường đạt năng suất thấp.
Đất mặn là gì?
Đất mặn hay đất nhiễm mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp thụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất. Đất mặn là loại đất chứa nhiều muối hòa tan (1- 1,5% hoặc hơn). Những loại muối tan thường gặp trong đất là: NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3…
Khu vực xuất hiện đất mặn nhiều nhất là những nơi hay xảy ra sự xâm nhập mặn, các tỉnh giáp biển như Nam Định, Đồng bằng sông Cửu Long…
Những đặc điểm của đất nhiễm mặn – Đất phèn, đất mặn là gì?
Loại đất này có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét từ 50% đến 60%, đặc tính thấm nước kém. Khi ướt thì dẻo, dính. Khi khô thì co lại, nứt nẻ, rắn chắc, khó làm đất. Đất nhiễm mặn chứa nhiều muối tan dưới dạng NaCl, Na2SO4 nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn. Nó ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng. Một đặc điểm nữa là đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu, nghèo mùn, nghèo đạm. Dẫn đến các hoạt động của vi sinh vật tại đây khá yếu.
Tìm hiểu nguyên nhân hình thành đất phèn, đất mặn là gì?
Nắm bắt được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn sẽ giúp bạn có được phương pháp giải quyết hiệu quả nhất!
Nguyên nhân hình thành đất phèn
Loại đất này được tìm thấy ở những nơi có đá trầm tích. Nguyên nhân chính tạo nên đất phèn là do nước biển dâng lên làm ngập đất. Trong nước biển thì có chứa muối sunfat, khi nước biển dâng sẽ trộn lẫn với trầm tích chứa các chất hữu cơ và oxit sắt trong đất. Vì vậy nên khi đất phèn khô lại sẽ có những đặc điểm như ở phần trên.
Nguyên nhân hình thành đất mặn
Loại đất này được tạo ra do quá trình xâm thực của nước biển vào đất liền. Nước biển đi theo các mạnh nước, chảy theo các sông tích tụ vào các thành phần gây mặn trong nước. Dần dần hoạt động đó đã khiến cho đất bị nhiễm mặn theo thời gian.
Một nguyên nhân khác cũng khiến cho đất nhiễm mặn nữa là do việc tưới tiêu không hợp lý. Trong quá trình canh tác, nông dân thực hiện tưới tiêu bằng cách dẫn nước trực tiếp từ sông về. Thế nhưng nguồn nước này lại chứa khá nhiều muối khoáng. Vì vậy nên khi tưới tiêu lâu ngày trên đất sẽ tích tụ muối dẫn đến nhiễm mặn.
Các tác hại của đất phèn, đất mặn là gì?
Đây đều là những tác nhân chính ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của các loại cây trồng.
Tác hại của đất phèn
Theo đặc điểm, đất phèn chua và có độ pH thấp, nhưng lại có ion H+ cao. Bởi vậy nên ngoại trừ các giống cây trồng ưa sống trong đất chua thì hầu hết các loài cây khác đều sẽ khó sinh trưởng. Các cây trồng của Việt Nam chỉ có thể sinh trưởng tốt trong môi trường trung tính.
Khi trồng trên đất phèn, cây trồng sẽ thiếu đi nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí không thể phát triển. Nguyên nhân là vì đất phèn không thể tự cải tạo được để có dinh dưỡng trong đất.
Ví dụ: nếu trồng lúa trên đất phèn, hiện tượng chết mầm, chết mạ khá nhiều. Cuối mùa vụ, lúa thường bị vàng lá, xuất hiện xì phèn, ảnh hưởng xấu cho giai đoạn trổ bông của cây. Gây ra thiệt hại lớn cho vụ mùa của bà con nông dân.
Tác hại của đất mặn – Đất phèn, đất mặn là gì?
Đất bị nhiễm mặn sẽ gây hại đến sinh lý của cây trồng. Do đất thừa muối nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất sẽ tăng lên. Áp suất thẩm thấu và sức hút nước của đất lúc này cao hơn so với sức hút nước của cây. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước của cây trồng. Cây thì không hấp thu được nước nhưng vẫn thoát hơi nước nên dẫn đến sự mất cân bằng, gây hại đến sinh lý của cây.
Đồng thời, đất mặn còn ảnh hưởng đến sự trao đổi nước của cây trồng. Khiến cho cây bị héo theo thời gian dài. Nó còn làm cho quá trình tổng hợp xytokinin bị ngừng lại. Trong khi đây lại là một chất rất quan trọng với sự sinh trưởng của cây trồng.
Đất mặn cũng ức chế đi quá trình hút khoáng của rễ cây, dẫn đến tình trạng thiếu khoáng. Điều này khiến cây bị thiếu năng lượng và kìm hãm quá trình phosphoryl hóa.
Những loại cây chịu mặn kém sẽ bị ức chế khả năng sinh trưởng của mình ở loại đất này. Tùy thuộc vào nồng độ muối trong đất mà mức độ kìm hãm sinh trưởng của cây sẽ khác nhau.
Cách xác định được đất phèn, đất mặn là gì?
Chúng ta có thể đo độ mặn hay độ phèn của đất chính xác bằng cách sử dụng các thiết bị đo độ mặn. Máy đo độ mặn hay còn gọi là khúc xạ kế đo độ mặn ra đời nhằm giúp bạn có thể kiểm tra nhanh chóng và chính xác độ mặn của các dung dịch. Từ đó giúp bạn có thể kiểm soát và thực hiện điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. Các dụng cụ đo độ mặn của muối, dung dịch, thực phẩm đều có cấu tạo dạng cầm tay nhỏ gọn, thời gian đáp ứng nhanh, độ chính xác đảm bảo.
Các biện pháp cải tạo đất phèn, đất mặn là gì?
Để giúp người dân có được những vùng đất màu mỡ, tốt để canh tác hiệu quả. Những giải pháp dưới đây sẽ giúp cải tạo được các loại đất nhiễm phèn, nhiễm mặn khá hữu ích!
Biện pháp cải tạo đất mặn
– Phương pháp Thủy lợi: Sử dụng nước mưa hoặc nước tưới để loại bỏ muối thừa ra khỏi đất. Người dân cần xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chính để đưa nước vào cánh đồng nhằm rửa mặn và tiêu nước đi. Bên cạnh đó, bạn cần tiêu nước ngầm, hạ mực nước ngầm dưới mức cho phép. Kiên cố lại hệ thống đê điều, xây dựng mương máng tưới tiêu để ngăn nước biển xâm nhập do sóng biển, thủy triều.
– Phương pháp canh tác: áp dụng kỹ thuật canh tác cày sâu không lật, xới nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối bốc lên mặt ruộng. Nuôi thêm thủy sản, trồng cói và cây chịu mặn trước và sau khi trồng lúa để nâng cao năng suất nuôi trồng trên vùng đất nhiễm mặn.
– Phương pháp bón vôi: giúp rửa mặn, tháo nước ngọt vào rửa mặn, bổ sung chất hữu cơ cho đất. Bạn cũng có thể bón thêm phân xanh, phân hữu cơ để tăng lượng mùn cho đất giúp vi sinh vật phát triển. Nhờ vậy giúp giảm tỷ lệ sét, tăng tỷ lệ hạt limon, keo, giúp đất tơi xốp hơn.
– Phương pháp sinh học: chọn và lai tạo các giống cây trồng mới có khả năng chịu mặn cao hơn để trồng trên vùng đất nhiễm mặn.
Biện pháp cải tạo đất phèn – Đất phèn, đất mặn là gì?
– Phương pháp thủy lợi: xây dựng hệ thống tưới tiêu nước để thau chua rửa mặn, rửa phèn trong đất và hạ thấp mạch nước ngầm.
– Phương pháp bón phân/vôi: vôi sẽ giúp khử chua và giảm độc hại của nhôm tự do. Còn các loại phân hữu cơ, lân, đạm và phân vi lượng giúp nâng cao độ xốp, phì nhiêu của đất.
– Phương pháp canh tác: áp dụng kỹ thuật cày sâu, phơi ải để quá trình chua hóa diễn ra mạnh. Sau đó sử dụng nước mưa, nước tưới để rửa trôi phèn cho đất. Nông dân cũng có thể áp dụng phương pháp lên luống (liếp) bằng cách lật úp đất thành luống cao. Lớp đất phèn phía dưới được lật lên trên, còn phần gốc rạ và cỏ bị úp ngược xuống dưới để tạo lớp đệm hữu cơ. Bằng cách này khi tưới nước vào liếp, chất phèn được hòa tan và trôi xuống rãnh tiêu.
Trên đây là khái niệm đất phèn, đất mặn là gì. Chúng tôi cũng giúp bạn nắm được nguyên nhân và cách khắc phục cho các tình trạng đất này. Hy vọng chúng sẽ hữu ích để gia tăng năng suất cho cây trồng của bạn. Nếu cần mua các thiết bị, máy đo độ mặn, độ pH của đất, hãy liên hệ với thietbi.us. Đơn vị sẽ hỗ trợ tư vấn giúp bạn chọn ra sản phẩm phù hợp, đảm bảo chất lượng chính hãng và giá tốt nhất.