Độ nhớt của máu là gì? Làm thế nào để giảm độ nhớt của máu?

Độ nhớt là một trong ba tính chất lý hóa đặc trưng của máu, cùng với tỷ trọng của máu và áp suất thẩm thấu. Độ nhớt của máu gấp 4-6 lần độ nhớt của nước, nó phụ thuộc vào số lượng hồng cầu. Nếu độ nhớt máu tăng sẽ làm cho máu không thể chảy được tự do trong động mạch, giảm lưu lượng máu đến các cơ quan như tim, thận, não. Bên cạnh đó, độ nhớt máu còn liên quan đến nhiều bệnh lý phối hợp với biến chứng huyết khối. Do đó, bạn hãy xem ngay bài viết này để biết rõ hơn về chỉ số độ nhớt máu là gì nhé!

Tìm hiểu về độ nhớt của máu là gì?

Độ nhớt của máu là 2,3 – 4,1 centipoise ở 37 độ C
Độ nhớt của máu là 2,3 – 4,1 centipoise ở 37 độ C

Độ nhớt máu được quyết định bởi hồng cầu và thành phần protein có trong huyết tương. Bình thường, giá trị độ nhớt máu sẽ trong khoảng 2,3 – 4,1 centipoise ở 37 độ C. Độ nhớt của máu sẽ tăng lên khi cơ thể bị mất nước do tiêu chảy, mất nhiều mồ hôi trong quá trình lao động hoặc cảm đột ngột… Những trường hợp cơ thể mất nước không những sẽ làm thay đổi độ nhớt trong máu mà còn kéo theo hiện tượng giảm huyết áp, mất cân bằng những thành phần nội môi. Vì vậy, bạn cần phải tiếp dung dịch sinh lý thường xuyên cho cơ thể.

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ nhớt của máu

Độ nhớt máu là một trong những chỉ số quan trọng được dùng để đánh giá bệnh lý huyết khối thường xuyên. Chỉ số này được tạo ra bởi hồng cầu và các thành phần protein có trong huyết tương. Do đó là độ nhớt của máu trong cơ thể mỗi người là khác nhau và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:

– Số lượng các thành phần tế bào: Những tình trạng như đa hồng cầu, tăng tiểu cầu, tăng số lượng bạch cầu nặng đều sẽ làm tăng độ nhớt trong máu của cơ thể người.

– Mức độ cô đặc máu: tình trạng cô đặc máu sẽ thường đi kèm với dấu hiệu tăng độ nhớt của máu.

Độ nhớt của máu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
Độ nhớt của máu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

– Khả năng biến dạng hồng cầu

Đường kính trung bình của một mao mạch sẽ < 5 μ, trong khi đó đường kính trung bình của hồng cầu đó là 7- 8 μ. Vì thế hồng cầu sẽ phải thay đổi hình dạng để thích nghi và đi qua được các mao mạch ngoại vi. Một số bệnh lý làm biến dạng hồng cầu: thiếu máu hồng cầu hình liềm làm giảm khả năng thay đổi hình dạng của các hồng cầu, tăng thứ phát độ nhớt của máu.

– Khả năng kết tập của hồng cầu

Các protein ngưng tập sẽ có khả năng kết nối các hồng cầu với nhau tạo thành cuộn hồng cầu là fibrinogen, các globulin, lipoprotein tỷ trọng rất thấp và phức hợp miễn dịch lưu hành. Các hồng cầu kết tập này có thể gây giảm dòng chảy của máu và tăng độ nhớt của máu. 

Đặc điểm sinh hóa của máu
Đặc điểm sinh hóa của máu

– Độ nhớt huyết tương

Tăng protein có trọng lượng phân tử cao có thể làm tăng độ nhớt huyết tương. Vì thế sẽ làm tăng độ nhớt máu. Ngoài ra, các protein này thường làm hình thành các cuộn hồng cầu và dễ xuất hiện các biến chứng huyết khối.

Vì sao cần phải đo độ nhớt của máu?

Máu đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể chúng ta. Một trong số các tính chất lý hóa quan trọng của máu đó chính là độ nhớt. Chỉ số được quyết định bởi hồng cầu và các thành phần protein có trong huyết tương. Do đó, xét nghiệm đo độ nhớt máu rất có giá trị trong các đánh giá bệnh lý huyết khối.

Không nên để độ nhớt máu tăng lên cao
Không nên để độ nhớt máu tăng lên cao

Có nhiều bệnh lý thường đi kèm với các biến chứng huyết khối và tình trạng tăng độ nhớt của máu. Nó sẽ làm tăng kết tập hồng cầu và làm giảm khả năng thay đổi hình dạng của hồng cầu. Trong số những bệnh lý này, nghiêm trọng phải kể đến bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp hay lipid máu. Thê nhưng lại rất khó đề xác định được các bất thường để đánh giá về nguyên nhân, hậu quả của những tai biến huyết khối trên lâm sàng.

Chỉ có xét nhiệt đo độ nhớt của máu thì mới có thể đánh giá các bệnh lý huyết khối. Thường xuyên xét nghiệm độ nhớt máu sẽ giúp phát hiện bệnh lý sớm hơn để có phương án điều trị kịp thời. Nhất là những nguy cơ về bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, đa hồng cầu, tăng cholesterol, viêm động mạch chi dưới, tăng gammaglobulin máu…

Vậy khi nào thì nên tiến hành đo độ nhớt máu?

Khi độ nhớt của máu bất thường sẽ đi kèm với một số bệnh lý gây ra những biến chứng huyết khối hoặc làm thay đổi hình dạng hồng cầu, tăng nguy cơ kết tập hồng cầu, hình thành cục máu đông. Một số bệnh lý thường gặp đó là: tăng huyết áp, đái tháo đường hay tăng lipid trong máu…

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào độ nhớt máu thì khó để xác định được nguyên nhân bệnh tình. Các trường hợp tăng độ nhớt trong máu cũng khó phân biệt với một vài nguyên nhân khác. Điều này khiến cho người bệnh dễ gặp phải hậu quả bệnh tai biến huyết khối.

Độ nhớt của máu rất quan trọng với cơ thể con người
Độ nhớt của máu rất quan trọng với cơ thể con người

Ngược lại thì trong việc chẩn đoán đánh giá bệnh lý huyết khối đều sẽ được chỉ định xét nghiệm đo độ nhớt của máu. Cụ thể như một vài bệnh: đái tháo đường, tăng cholesterol, đa hồng cầu, viêm động mạch chi dưới, tăng gammaglobulin máu… Khi đó người bệnh cần kết hợp với các xét nghiệm khác để quyết định chẩn đoán và có phương án điều trị thích hợp.

Tóm lại, khi có cảm giác chỉ số độ nhớt trong máu bất thường, chúng ta cần đi khám để xác định nguyên nhân, điều trị tránh tiến triển bệnh hay biến chứng nguy hiểm.

>> Có thể bạn quan tâm

Cách để giảm độ nhớt của máu hiệu quả, an toàn

Để làm giảm độ nhớt trong máu thì bạn nên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và các thực phẩm giàu axit béo không bão hòa.

Thực phẩm chứa các chất chống oxy hóa

Quá trình oxy hóa là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phá hủy các mạch máu. Một khi mạch máu bị tổn thương thì cholesterol sẽ dễ lắng đọng hơn, gây tổn hại tới sức khỏe con người. Vì thế, bạn cần phải bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa là điều cần thiết. Điều này sẽ ức chế sự xuất hiện quá trình oxy hóa trong cơ thể và bảo vệ mạch máu. Sử dụng các thực phẩm chứa vitamin A, vitamin C, vitamin E và những nguyên tố vi lượng selen và kẽm sẽ là những chất chống oxy rất tốt.

Thực phẩm chứa các chất chống oxy hóa
Thực phẩm chứa các chất chống oxy hóa

Thực phẩm nhiều cholesterol và axit béo không bão hòa

Cholesterol cần được kết hợp với axit béo không bão hòa để lưu thông với máu. Nếu thiếu axit béo không no, cholesterol sẽ có xu hướng kết hợp với axit béo no, từ đó tính lưu động kém. Vì có xu hướng lắng đọng trên thành mạch máu và tạo thành những mảng lipid. Bạn nên nạp nhiều thực phẩm sau đây để giảm độ nhớt của máu:

– Các loại rau: Tỏi, hành tây, hành lá và gừng là những loại giàu axit béo không bão hòa;

– Các loại cá biển, rùa mai là các thực phẩm giàu axit béo không no;

– Sữa: Sữa chua và các sữa hạt.

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ là một thành phần có nguồn gốc thực vật mà cơ thể không tiêu hóa được. Chất xơ cũng đóng vai trò cản trở quá trình hấp thụ những chất dinh dưỡng như glucid, cholesterol, lipid, làm giảm lượng cholesterol máu…

Ăn nhiều chất xơ
Ăn nhiều chất xơ

Nước ion kiềm

Ngoài ra, nước ion kiềm cũng là một loại thức uống giúp làm giảm độ nhớt máu hiệu quả. Các tính chất ưu việt của nước ion kiềm (mà các loại nước khác không hề có được) như sau:

Khi máu có độ pH cao (kiềm) chứa nhiều oxy hơn máu có độ pH thấp (axit) đồng thời máu cũng có tính kiềm cao sẽ có độ nhớt cao hỗ trợ tim không cần bơm mạnh, làm giảm gánh nặng cho tim.

Các ion canxi (chất khoáng) có trong nước ion kiềm hóa có thể hòa tan được các mảng bám cũng như cholesterol tích tụ trong thành động mạch. Giúp có thể thông thoáng lòng động mạch và vận chuyển máu thuận lợi và dễ dàng hơn.

Trên đây là những thông tin về độ nhớt của máu để bạn hiểu thêm về sự liên quan của chỉ số này với các bệnh lý nguy hiểm. Hãy lưu ý bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe và độ nhớt máu để có một cơ thể khỏe mạnh nhé!