Đồng hồ so là gì? Cấu tạo của đồng hồ so và những điều cần biết

Trong các lĩnh vực như gia công cơ khí, công nghiệp, xây dựng… bạn thường hay nghe tới một loại thiết bị là đồng hồ so. Vậy bạn có biết đồng hồ so là gì? Cấu của đồng hồ so gồm các bộ phận nào không? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về thiết bị này thì hãy cùng tìm hiểu qua bai viết dưới đây nhé!

Khái niệm đồng hồ so là gì?

Tìm hiểu về đồng hồ so là gì
Tìm hiểu về đồng hồ so là gì

Đồng hồ so là một thiết bị đo cơ khí được sử dụng rất phổ biến trong ngành gia công cơ khí. Thiết bị này được gắn vào phần đầu của thước đo cao để đo độ thẳng, độ đảo hưởng của mặt trong hoặc độ song song của rãnh.

Bên cạnh đó, đồng hồ so còn được sử dụng để kiểm tra mặt phẳng, độ vuông góc, độ lệch… các nhiệm vụ đo trong ngành xây dựng, công nghiệp. Đây là một thiết bị đo có độ nhạy cảm rất cao và độ sai số cực thấp, độ chính xác của đồng hồ so rơi vào khoảng từ 0.01mm tới 0.001mm.

Tìm hiểu về cấu tạo của đồng hồ so

Đồng hồ so là thiết bị có cấu tạo khá đơn giản, tương tự như nhiều loại đồng hồ nước khác. Vậy các bộ phận cấu tạo nên một chiếc đồng hồ so là gì? Nó bao gồm các bộ phận sau:

Hình ảnh về cấu tạo đồng hồ so là gì
Hình ảnh về cấu tạo đồng hồ so là gì

– Đầu đo: Đây là bộ phận chạm vào bề mặt của vật sẽ cần kiểm tra. Vậy nên nó thường được làm từ các loại hợp kim có khả năng chống mài mòn cao.

– Trục đo: Mỗi loại đồng hồ so thì phần trục này cũng sẽ có độ dài tương ứng để đáp ứng việc kiểm tra cho từng loại chi tiết khác nhau.

– Ống lót: Bộ phận này có nhiệm vụ bảo vệ cho một phần của trục đo.

– Cơ cấu truyền động: Đây là bộ phận đã bao gồm các chi tiết liên kế truyền động. Nó cho phép trục đo có thể di chuyển và thể hiện chính xác kết quả đo thông qua những chuyển động từ kim chỉ số của các loại đồng hồ cơ khí. Còn đối với đồng hồ điện tử thì nó được trang bị một hệ thống cảm biến để xử lý tốt những số liệu đã đo được ngay từ đầu.

– Vỏ ngoài: Có tác dụng bảo vệ các bộ phận bên trong của đồng hồ, giúp chống nước, chống bụi khá tốt.

– Một số chi tiết khác: cần kẹp, vít hãm, nắp chụp… tùy thuộc vào thiết kế của từng loại đồng hồ so.

Phụ kiện đi kèm đồng hồ so là gì?

Đồng hồ so là một thiết bị đo lường cần sự hỗ trợ của một số phụ kiện đi kèm để có thể sử dụng tốt và mang lại hiệu quả cao. Phụ kiện của thiết bị đo này bao gồm:

– Bàn máp: Nó là một bàn cực phẳng, được làm bằng đá granite và được dùng để đặt đế gá cũng như các chi tiết cần đo.

– Đế gá đồng hồ: có nhiều loại đế gá, dùng cố định đồng hồ so.

– Bộ căn mẫu chuẩn: dùng để thiết lập các kích thước chuẩn.

– Dụng cụ hiệu chuẩn đồng hồ: điều chỉnh lại độ chính xác cho đồng hồ sau một quá trình sử dụng.

Phân loại đồng hồ so 

Tương tự như các dụng cụ đo cơ khí khác (thước cặp, calip, thước panme…) thì đồng hồ so cũng có nhiều loại. Mỗi loại đều có cấu tạo và chức năng khác nhau:

1. Đồng hồ so cơ khí – Tìm hiểu đồng hồ so là gì  

Đồng hồ so cơ khí
Đồng hồ so cơ khí

Đây là loại đồng hồ so cơ bản nhất và dễ sử dụng, phổ biens nhất hiện nay. Đồng hồ so cơ khí có cấu tạo gồm đầu đo và trục đo không cố định. Nó hỗ trợ cho quá trình di chuyển lên xuống một cách dễ dàng.

Các vạch đo của đồng hồ được chia giao động từ 0,01mm – 0,002mm và. Phạm vi đo có thể trong phạm vi từ 0 – 1mm hoặc 1 – 5mm hoặc 1- 10mm.

2. Đồng hồ so chân gập

Đồng hồ so chân gập
Đồng hồ so chân gập

Loại này còn được gọi là đồng hồ chân què hay đồng hồ đòn bẩy. Đồng hồ so chân gập hoạt động dựa trên nguyên lý cộng hưởng đòn bẩy cho khuếch đại chuyển động của đầu đo.

Thiết bị đồng hồ đòn bẩy có đầu đo nhỏ gọn, chân đo có thể thay đổi theo góc linh hoạt. Do đó, nó thường được dùng để đo những góc khó hay trong không gian đo giới hạn.

3. Đồng hồ so lớn – Tìm hiểu phân loại của đồng hồ so là gì   

Đồng hồ so lớn
Đồng hồ so lớn

Đây là loại đồng hồ so có phạm vi đo lớn: từ 20mm-100mm và độ chia vạch đo từ 0.01mm.

4. Đồng hồ so điện tử

Loại đồng hồ này có cấu tạo tương tự đồng hồ so dạng kim, chỉ khác là nó được thiết kế thêm màn hình LCD. Cấu tạo này giúp bạn đọc được kết quả một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đồng hồ so điện tử sử dụng hiệu quả trên mọi dạng địa hình mà không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. Vậy nên dạng đồng hồ so này hiện nay được sử dụng rất phổ biến.

Đồng hồ so điện tử
Đồng hồ so điện tử

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ so là gì?

Nguyên lý làm việc của thiết bị này rất đơn giản: phần trục chính của đồng hồ sẽ chuyển động. Sau đó nhân với số đọc được của thang đo do phần kim chỉ thị đồng hồ chính quay từ bánh răng với bánh răng đã được chỉ thị từ trước đó. 

>> Xem thêm

Các phương pháp đo lường bằng đồng hồ so

Hiện nay, đồng hồ so được sử dụng để thực hiện các phương pháp đo sau:

1. Phương pháp đo so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong nhiệm vụ đo các chi tiết có kích thước giới hạn lớn hơn giới hạn đo của đồng hồ. Ngoài ra, phương pháp này được sử dụng khi cần kiểm tra hàng loạt các chi tiết với mục đích tăng tốc độ kiểm tra. Các bước thực hiện đo so sánh bằng đồng hồ đo như sau:

– Kẹp đồng hồ so lên trên đế gá, sau đó điều chỉnh đồng hồ theo khối căn mẫu có kích thước bằng với kích thước quy định của chi tiết cần kiểm tra.

– Thay khối căn mẫu bằng các chi tiết cần kiêm tra. Lúc này, độ sai lệch sẽ được xác định bằng dấu và các trị số thể hiện trên đồng hồ so.

Thiết bị đồng hồ so thực hiện các phương pháp đo nào
Thiết bị đồng hồ so thực hiện các phương pháp đo nào

2. Phương pháp đo tuyệt đối – Phương pháp đo bằng đồng hồ so là gì   

Bạn tiến hành thực hiện đo tuyệt đối bằng đồng hồ so như sau:

– Cho đầu đo của đồng hồ tiếp xúc với bàn map, điều chỉnh đồng hồ về “0”

– Đưa chi tiết cần đo vào để đo. Chỉ số hiển thị trên đồng hồ chính là kích thước tuyệt đối của chi tiết cần kiểm tra.

Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ so

Muốn đồng hồ so đem lại kết quả chính xác cho công việc thì bạn cần nắm được cách sử dụng thiết bị này như sau:

Bước 1: Chuẩn bị không gian làm việc, đồng hồ so và vật cần đo

Bước 2: Xem xét và tinh chỉnh đồng hồ so để đảm bảo rằng thiết bị vẫn đang hoạt động tốt

Bước 3: Gắn cố định đồng hồ so với các vật cần đo ở trên giá đỡ. Điều chỉnh vòng hiển thị thang đo về 0 và tiến hành đo.

Bước 4: Điều chỉnh chi tiết cần đo sao cho nó tiếp xúc với đầu đo của đồng hồ so. Sau đó đọc giá trị kim chỉ vạch hoặc mặt hiển thị số của đồng hồ. Bạn nên thực hiện đo từ 1-3 lần để đảm bảo cho kết quả được chính xác nhất.

Cách sử dụng đồng hồ so
Cách sử dụng đồng hồ so

Hướng dẫn cách đọc giá trị trên đồng hồ so là gì 

Sau khi đo xong, bạn có thể đọc các giá trị đo như sau:

– Đối với loại đồng hồ so điện tử: kết quả đo chính là những con số đã được tích hợp kỹ thuật và hiển thị rõ ràng ngay trên mặt màn hình LCD hoặc LED. Tuy nhiên, nó lại có khả năng nhảy số quá nhanh nên khi kiểm tra mặt phẳng sẽ rất khó biết được chính xác được sự thay đổi.

– Đối với loại đồng hồ so cơ khí: việc di chuyển vị trí đặt đồng hồ, phần kim chỉ thị cũng sẽ di chuyển. Như vậy sẽ giúp người đọc dễ dàng quan sát hơn.

Cách đọc số trên đồng hồ so cụ thể như sau:

Tại vòng trên của thước nhỏ, số nguyên mm sẽ được đọc dựa theo kim chỉ số và phần thanh đo cũng sẽ di chuyển 1mm nếu như phần kim đang nằm ở vị trí 1 vạch. Phần trăm mm cũng được đọc theo như phần kim chỉ với kích thước lớn.

Ví dụ: Nếu đồng hồ so có chia độ là 0,01mm và ở thước nhỏ kim đang chỉ 2 vạch, ở thước lớn kim chỉ 25 vạch thì kết quả đo được sẽ là 2,25mm.

Hướng dẫn cách bảo quản đồng hồ so

Để thiết bị đồng hồ so của bạn có tuổi thọ cao, đảm bảo được độ chính xác khi đi thì bên cạnh việc sử dụng đúng cách, bạn cần bảo quản đồng hồ so theo các lưu ý sau:

– Quá trình sử dụng đồng hồ phải thực hiện nhẹ nhàng, giảm thiểu tối đa các va chạm khi sử dụng và bảo quản để không làm ảnh hưởng đến thiết bị

– Không để cho mặt đồng hồ bị trầy xước hoặc nứt vỡ

– Không ấn mạnh, không tác động lực lớn vào đầu đo làm thanh đo di chuyển mạnh

– Đồng hồ phải luôn được gá trên giá. Khi sử dụng xong cần cất chúng vào đúng vị trí trong hộp.

– Không nên để thiết bị vào nơi có nhiệt độ cao, ẩm ướt, có bụi hoặc hơi dầu.

– Đặc biệt không nạy mở nắp đồng hồ.

– Tuyệt đối không sử dụng dầu bôi trơn trên đầu đo của đồng hồ.

Hy vọng những thông tin trên đây, bạn đã biết được đồng hồ so là gì cũng như cấu tạo của đồng hồ so. Chúc bạn sẽ có được thao tác sử dụng đồng hồ so chính xác và bảo quản thiết bị đúng cách như hướng dẫn trên. Đừng quên truy cập thietbi.us để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về cách loại máy móc, thiết bị đo nhé!