Tại sao đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị lý tưởng để đo điện cảm?

Đồng hồ vạn năng được biết đến là thiết bị đo điện đa chức năng, an toàn và chính xác. Tuy nhiên, có nhiều người thắc mắc vì sao đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị lý tưởng để đo điện cảm. Vậy đây có phải là sự thật và đâu mới là thiết bị tốt nhất để đo cuộn cảm? Cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về điện cảm là gì?

Hiện tượng tự cảm
Hiện tượng tự cảm

Điện cảm hay hiện tượng tự cảm là hiện tượng chỉ xuất hiện trong một mạch kín có dòng điện xoay chiều chạy qua khi bạn tiến hành đóng mạch hoặc ngắt mạch.

Một cuộn cảm sẽ được đặc trưng bởi độ điện cảm của nó. Và độ điện cảm thì được tính bằng công thức: điện áp chia cho tốc độ thay đổi của dòng điện. Trong hệ thống đơn vị quốc tế (SI) thì đơn vị điện cảm là Henry (ký hiệu là H). Nó được đặt theo tên của nhà khoa học người Mỹ thế kỷ 19: Joseph Henry.

Cuộn cảm là gì? 

Cuộn cảm là một trong những thành phần bị động (cuộn dây) chính trong hệ thống điện tử. Các thành phần bị động cơ bản trong điện tử là điện trở, tụ điện và cuộn cảm. Cuộn cảm có mối liên quan chặt chẽ với các tụ điện bởi cả hai đều sử dụng điện trường để lưu trữ năng lượng. Đồng thời cả hai đều là thành phần thụ động cuối cùng. Tuy nhiên, tụ điện và cuộn cảm có tính chất xây dựng, hạn chế và cách sử dụng khác nhau.

Đồng hồ vạn năng có đo được điện cảm không
Đồng hồ vạn năng có đo được điện cảm không

Thiết bị đo điện cảm bao gồm những loại nào?

Về lý thuyết thì người ta đo điện cảm bằng cách sau: Đặt một điện áp không đổi trên một cuộn cảm sau đó đo tích tụ dòng điện. Thế nhưng về kỹ thuật thì hoạt động đo lường này phức tạp hơn nhiều. Bởi vậy mà phép đo điện cảm bằng thiết bị như đồng hồ VOM sẽ không được chính xác cao như đo tụ điện. Đó chính là lý do vì sao đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị lý tưởng để đo điện cảm.

Lý do là bì cuộn cảm có điện trở hoặc điện dung tương đối cao, đo điện cảm còn phải phụ thuộc vào tần số trong cuộn cảm và từ tính (bao gồm cả điện cảm và dung).

Đồng hồ vạn năng có chức năng đo điện cảm

Đồng hồ vạn năng là thiết bị đo điện có khả năng đo lường đa dạng nhất hiện nay. Tuy nhiên, rất ít model đồng hồ VOM có chức năng đo điện cảm trong thông số kỹ thuật của thiết bị. Vậy nên nhiều người dùng thắc mắc là đồng hồ vạn năng có đo được điện cảm không?

Theo các chuyên gia và các nhà sản xuất, trên thị trường vẫn có một số dòng đồng hồ vạn năng đo được điện cảm. Tuy nhiên, giá thành của các sản phẩm này khá cao vì điện cảm có thành phần phức tạp hơn nhiều so với điện trở, tụ điện.

Vậy nên họ đánh giá đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị lý tưởng để đo điện cảm. Thay vào đó bạn phải sử dụng các loại thiết bị đo điện cảm chuyên dụng khác.

Một số đồng hồ VOM được tích hợp tính năng đo cuộn cảm
Một số đồng hồ VOM được tích hợp tính năng đo cuộn cảm

Hướng dẫn cách đo điện cảm bằng đồng hồ vạn năng

Hiện nay, trên thị trường chỉ có 1 số loại đồng hồ vạn năng được tích hợp khả năng đo cuộn cảm. Bạn có thể nhận biết chức năng này với ký hiệu chữ “L” hoặc “Henry” ở trên đồng hồ VOM. Bạn có thể thực hiện phép đo điện cảm với đồng hồ VOm bằng 2 cách sau:

Đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng với thang Ohm (Ω)

Bước 1: Thực hiện đưa đầu chuyển mạch về thang đo Ω hợp lý.

Bước 2: Chập hai que đo của đồng hồ, đồng thời chỉnh chiết áp để kim về vị trí 0 trên vạch chia thang đo Ω.

Bước 3: Đặt hai que đo lên hai đầu cuộn cần đo, đồng thời quan sát và ghi giá trị điểm kim dừng trên vạch chia thang đo Ω.

Bước 4: Xác định kết quả của phép đo:

Nếu gọi:

– A là giá trị thang đo Ω đang sử dụng.

– B là giá trị điểm kim dừng trên vạch chia thang đo Ω.

Kết quả đo: R = (A x B ) ( Đơn vị là đơn vị của thang đo đang sử dụng).

Đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị lý tưởng để đo điện cảm
Đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị lý tưởng để đo điện cảm
Đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng với thang đo điện áp

Mặc dù đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị lý tưởng để đo điện cảm. Nhưng thiết bị này vẫn có thể thực hiện chức năng đo bằng cách sau:

Bước 1: Chỉnh bộ phận để kim về 0 trên vạch chia thang đo điện áp.

Bước 2: Đưa đầu chuyển mạch về thang đo điện áp hợp lý. Giá trị thang đo cần sử dụng phải lớn hơn giá trị điện áp cần đo.

Bước 3: Đặt que đo màu đỏ của đồng hồ vạn năng lên thế cao, que đo màu đen lên thế thấp. Nếu đo điện áp xoay chiều thì đặt que đo bất kỳ lên hai đầu cực điện áp. Đồng thời quan sát và ghi giá trị điểm kim dừng trên vạch đo cuộn cảm chia thang đo điện áp cần đọc.

Bước 4: Xác định kết quả của phép đo:

Nếu gọi:

– A là giá trị thang đo điện áp đang sử dụng.

– B là giá trị điểm kim dừng trên vạch chia điện áp.

– C là giá trị Max của vạch chia điện áp đang đọc.

Kết quả đo: V = (A x B )/ C ( Đơn vị là đơn vị của thang đo đang sử dụng).

>> Có thể bạn quan tâm

Máy đo LCR

Đây là dòng thiết bị chuyên dụng dùng để kiểm tra các thông số của linh kiện như: Cuộn cảm (L), Điện trở (R), Cảm kháng (C). Thiết bị này được sử dụng phổ biến trong các nhà máy, phòng thí nghiệm để kiểm tra và sửa chữa các linh kiện điện tử.

Bên cạnh các chức năng chính kể trên, máy đo LCR còn được tích hợp thêm các tính năng khác. Đó là: Đo hệ số phẩm chất của cuộn cảm (Q), Đo hệ số (D) dành cho điện trở, đo điện áp một chiều xoay chiều, đo tần số, đo đi-ốt, đo Z, Y, θ…

Máy đo LCR - Giải pháp giúp đo điện cảm hiệu quả
Máy đo LCR – Giải pháp giúp đo điện cảm hiệu quả

Hướng dẫn cách sử dụng thiết bị đo LCR

Thao tác đo bằng máy đo LCR cũng khá đơn giản, bạn có thể thực hiện đa dạng phép đo và độ chính xác cao hơn khi sử dụng loại đồng hồ đo LCR chuyên nghiệp. Bởi vì thiết bị này có thể kiểm tra linh kiện ở cả miền tần số.

Bước 1: Chuyển chế độ đo về L để đo các loại linh kiện.

Bước 2: Gắn que đo vào thiết bị que đỏ với cổng (+) và que đen với cổng (–).  

Bước 3: Cố định linh kiện lên dụng cụ giữ (vì khi tay tiếp xúc với linh kiện có thể làm lệch kết quả đo).

Bước 4: Kẹp que đo vào hai chân của linh kiện, động hồ sẽ tự chọn thang đo và chế độ đo phù hợp cho từng loại linh kiện khác nhau.  

Bước 5: Điều chỉnh tần số thử nghiệm bằng phím FREQ về mức tần số gần đúng nhất.  

Bước 6: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình.

Thiết bị đo LCR chất lượng, chính xác
Thiết bị đo LCR chất lượng, chính xác

Máy đo cuộn cảm (Inductance Meter)

Như vậy, bạn đã biết tại sao đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị lý tưởng để đo điện cảm. Mà lý tưởng nhất là máy đo LCR và máy đo cuộn cảm chuyên dụng. Vậy máy đo cuộn cảm là gì?

Đây là một thiết bị chuyên dụng được dùng để kiểm tra thông số điện cảm (H- Henry). Khác với các dòng máy đo LCR đa năng, máy đo điện cảm chỉ được sử dụng cho việc đo và phân tích các tính chất của cuộn cảm. Vậy nên máy sẽ có dải đo sâu hơn, tốc độ đáp ứng nhanh và độ chính xác cũng cao hơn.

Máy đo cuộn cảm tụ điện LC
Máy đo cuộn cảm tụ điện LC

Vì sao nên sử dụng máy đo cuộn cảm?

Cuộn cảm là một linh kiện cơ bản và phổ biến trong hầu hết các bo mạch điện tử. Giá trị của cuộn cảm thường nằm trong một dải rất rộng. Đối với các giá trị rất nhỏ (xuống đến vài µF) hoặc các loại cuộn cảm lớn có giá trị lên đến vài H thì việc đo điện cảm bằng đồng hồ VIM hay máy đo LCR hầu như không thể. Lý do là vì dải đo của đồng hồ vạn năng, máy đo LCR không thể nào đáp ứng được. Với loại tụ chuyên biệt này, cần phải có một thiết bị chuyên dụng kiểm tra cuộn cảm để phân tích tụ chính xác.

Hy vọng qua đây, bạn đã biết được vì sao đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị lý tưởng để đo điện cảm. Và cũng biết máy đo LCR mới là thiết bị hữu dụng nhất cho nhiệm vụ đo lường điện cảm hiện nay. Chúc bạn sẽ tìm được một thiết bị phù hợp, đáp ứng được nhu cầu công việc của mình một cách tốt nhất. Nếu cần tư vấn về đồng hồ vạn năng hay máy đo LCR, xin vui lòng liên hệ với Thietbi.us qua hotline bên dưới.