Lưu ý khi sử dụng bút đo pH để đo pH trong bể cá

Bút đo pH được xem là dụng cụ quan trọng của những người có thú vui nuôi thủy sinh, cá cảnh… Với kích thước nhỏ gọn, cách sử dụng dễ dàng, bút đo pH giúp người nuôi cá có thể kiểm soát độ pH của nước trong bể cá một các nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên, người dùng cần nắm một vài lưu ý khi sử dụng bút đo pH để đo pH trong bể cá để phép đo được chính xác và hiệu quả nhất.

Chỉ số độ pH phù hợp trong nước của bể cá là bao nhiêu
Chỉ số độ pH phù hợp trong nước của bể cá là bao nhiêu

Độ pH trong hồ cá, bể cá là gì?

Độ pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion Hydro (H+) trong dung dịch (nước trong bể cá). Nói cách khác, độ pH là độ axit hoặc độ chua của nước trong hồ cá. Khoảng giới hạn cho phép của độ pH là từ 0 đến 14. Thang tính pH là một hàm số Logarit.

– Nếu pH > 7, nước chứa nhiều ion OH- , tức nước có tính bazo.

– Nếu pH < 7, nước chứa nhiều ion H+ , tức nước có tính axit.

– Nếu pH= 7, nước ở trạng thái trung tính (xảy ra ở nước cất). Vậy chỉ số này tác động đến bể cá của bạn ra sao và cần có lưu ý khi sử dụng bút đo pH để đo pH trong bể cá hay không?

Độ pH trong bể cá rất quan trọng
Độ pH trong bể cá rất quan trọng

Độ pH có ảnh hưởng như thế nào đối với các bể cá?

Như đã biết, nồng độ pH thích hợp đối với các bể cá là từ 6,5 – 9. Chính xác độ pH cụ thể thì sẽ phải tùy vào từng loại cá khác nhau. Nồng độ pH sẽ làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào, dẫn tới làm rối loạn quá trình trao đổi muối – nước giữa cơ thể và môi trường ngoài. Do đó, pH được xem là nhân tố quyết định giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật, cá. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi, quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng mà còn cả vấn đề sinh sản của cá.

– Nếu độ pH thấp hơn 5.5 (tức tính axit cao): Tác động đến lớp chất nhầy trên da cá, hạn chế quá trình hô hấp, thậm chí sản sinh khí độc H2S có thể làm cá tử vong, cá chậm phát dục. Trong trường hợp độ pH quá thấp, cá sẽ không đẻ hoặc đẻ rất ít.

– Nếu pH lớn hơn 8.5: Phần da và mang cá sẽ bị phá hủy, quá trình vận chuyển oxy chậm lại và quá trình trao đổi chất cũng bị hạn chế khiến cá chậm phát triển. Đồng thời, nó cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ khí độc amoniac trong bể.

Tìm hiểu cách đo độ pH trong bể cá bằng bút đo pH

Trước khi tìm hiểu về các lưu ý khi sử dụng bút đo pH để đo pH trong bể cá. Cùng xem cách thực hiện đo nồng độ pH trong bể cá như thế nào nhé!

Lưu ý khi sử dụng bút đo pH để đo pH trong bể cá là gì
Lưu ý khi sử dụng bút đo pH để đo pH trong bể cá là gì

Để kiểm soát nồng độ pH của bể cá, bạn cần thực hiện đo độ pH bằng máy đo pH với các bước sau:

Bước 1: Lấy rắc của đầu đo cắm vào trong máy, cần chắc chắn rằng các khe của rắc khớp với phần gai máy. Xoay nhẹ rắc qua phải.

Bước 2: Nhẹ nhàng lấy đầu đo được cất trong lọ ra, có thể thấm hoặc vẩy nhẹ để giảm bớt nước trên đầu đo rồi cắm vào lọ pH 7.00.

Bước 3: Kiểm tra xem pin máy còn không cũng như có lắp đã đúng chiểu chưa. Nếu đúng rồi thì bật công tắc về chế độ ON.

Bước 4: Máy đo độ pH ở vị trí 7.00 giờ 1 phút là đã được điều chỉnh. Nếu sai lệch thì hãy điều chỉnh bằng cách vặn ốc qua trái. Tắt công tắc về OFF.

Một vài lưu ý khi sử dụng bút đo pH để đo pH trong bể cá

Một số lưu ý khi sử dụng bút đo pH chung bạn cần nắm đó là:

– Kiểm tra khả năng hoạt động của điện cực, bút đo ph trước khi tiến hành đo

– Thực hiện hiệu chuẩn định kỳ hoặc trước mỗi lần đo

– Vệ sinh điện cực sạch sẽ, bảo dưỡng bảo trì điện cực theo khuyến cáo của nhà sản xuất

– Bảo quản thiết bị đúng cách, cẩn thận.

Lưu ý khi sử dụng bút đo pH để đo pH trong bể cá
Lưu ý khi sử dụng bút đo pH để đo pH trong bể cá

Và khi đo độ pH của nước trong bể cá, người dùng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

– Không nên thực hiện đo pH nước trong bể khi vừa mới đổ thức ăn cho cá hoặc đất nền. Lý do là vì chúng có thể gây ảnh hưởng nhất thời làm kết quả đo không chính xác.

– Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể sử dụng bút đo pH và nhúng trực tiếp vào bể để xác định nồng độ pH nước trong bể. Tuy nhiên, vì các bể cá thường được làm bằng thủy tinh và gần các thiết bị điện hỗ trợ và nguồn sáng màu như: máy sục oxy, đèn trang trí… có thể gây ra hiện tượng nhiễu làm ảnh hưởng tới kết quả đo. Do đó, bạn nên lấy mẫu nước ra cốc nhựa và đo ở vị trí tránh xa các thiết bị điện; các thiết bị thu, phát sóng điện từ…

Chỉ số độ pH trong bể cá cần nắm

Bên cạnh việc lưu ý khi sử dụng bút đo pH để đo pH trong bể cá, bạn cần chú ý thêm thông tin về chỉ số độ ph trong bể cá để nuôi cá tốt nhất.

– Mỗi loại cá có một khoảng pH phù hợp riêng để sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Nhưng độ pH của nước trong bể cá phù hợp nhất là trong khoảng từ 6.0 – 8.0 pH. Tốt nhất là trong khoảng 6.5 – 7.5 pH.

Nếu giá trị pH nằm ngoài khoảng này sẽ gây nên một số tác động tiêu cực như:

+ Tính axit trong nước cao có thể tạo ra khí độc H2S khiến cá bị bị ngộ độc. Từ đó ảnh hưởng xấu tới lớp màng nhầy trên da cá làm giảm sự hô hấp của cá.

+ Tính kiềm của nước trong bể cao có thể phá hủy da và mang của cá. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hô hấp, sự vận chuyển oxy và quá trình trao đổi chất. Tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cá.

– Độ pH của nước trong bể cá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đất nền, số lượng các loại thực vật: rong, rêu, tảo… trong bể, lượng CO2…

– Nên thay nước  và cọ rửa bể thường xuyên để đảm bảo sự tươi mới và cân bằng cho bể cá.

Bút đo pH tốt nhất dành cho bể cá của bạn
Bút đo pH tốt nhất dành cho bể cá của bạn

Hướng dẫn cách điều chỉnh độ pH trong bể cá

Với những lưu ý khi sử dụng bút đo pH để đo pH trong bể cá sẽ giúp phép đo của bạn chính xác. Nhưng nếu độ pH không đạt chuẩn cần phải có hướng điều chỉnh thích hợp. Nên sử dụng các biện pháp tăng giảm tự nhiên để đảm bảo thân thiện với cá cũng như các sinh vật khác. Đồng thời đạt cược chỉ số độ pH ổn định một cách lâu dài. Hạn chế sử dụng hóa chất và các loại dung dịch tăng giảm độ pH không thân thiện.

>> Xem thêm

Cách tăng độ pH trong hồ cá

– Sử dụng bộ lọc trung hòa bằng đá vôi hoặc magnesium oxide. Tuy nhiên, cần thường xuyên rửa ngược, tránh trường hợp tắc cặn bẩn.

– Dùng bơm định lượng để châm soda hoặc hỗn hợp Soda và Hypochlorite. Trong một vài trường hợp, có thể dùng Kali, tuy nhiên, liều lượng cần được tính toán kĩ, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cá.

– Sử dụng hạt nâng pH L.S với thành phần canxi cacbonat lớn hơn 90%, có màu trắng sữa, cứng, khô rời và có góc cạnh.

– Dùng canxi cacbonat tỷ lệ 10- 20g/m3.

– Bổ sung thêm san hô vào hộp lọc.

– Cách ngày lại thay nước cất một lần từ 10- 15% cho đến khi pH ổn định.

Điều chỉnh độ pH trong hồ cá
Điều chỉnh độ pH trong hồ cá đúng cách, hiệu quả

Cách giảm độ pH trong hồ cá – Lưu ý khi sử dụng bút đo pH để đo pH trong bể cá 

Khi thực hiện tăng giảm pH trong bể, hãy xác định chính xác nồng độ pH trước và thực hiện từ từ để tránh làm cá bị sốc.

– Thêm rêu bùn vào trong hồ cá bằng cách để chúng trong bộ lọc vì nếu không, nước sẽ bị đục.

– Lá bàng không chỉ chứa một lượng axit nhỏ giúp giảm độ pH mà trong thành phần lá bàng còn có một loại kháng sinh, hỗ trợ cá kháng lại bệnh.

– Tăng nồng độ khí cacbonic, vừa giúp hệ thủy sinh phát triển, vừa ổn định độ pH.

– Bỏ dớn lan vào bộ lọc hồ cá.

– Cách ngày thay nước cất một lần từ 10 – 15% cho đến khi pH ổn định.

Vừa rồi là các lưu ý khi sử dụng bút đo pH để đo pH trong bể cá. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và thực hiện đo pH trong bể cá cảnh một cách hiệu quả nhất. Đồng thời nắm được cách duy trì và cân bằng độ pH trong bể cá nhà mình. Nếu muốn mua các thiết bị đo pH hoặc cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Thietbi.us qua hotline bên dưới nhé!