Khi cần đo độ cân bằng, đo góc… bạn cần đến một dụng cụ chuyên dụng là thước thủy. Vậy thước thủy là gì? Bạn đã biết cách sử dụng thước thủy một cách hiệu quả hay chưa? Nếu không sử dụng thước đúng cách thì công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiệm trọng. Cùng TKTech tìm hiểu về dụng cụ đo có tên là thước thủy này nhé!
Thước thủy là gì?
Thước thủy (còn gọi là thước nivo) có lẽ là một thiết bị không quá xa lạ đối với những người thợ thiết kế nội thất, cơ khí, xây dựng… Nó được sử dụng để đo góc nghiêng, độ nghiêng, độ cân bằng, độ dốc… một cách nhanh chóng và chính xác.
Dụng cụ cầm tay thước thủy thực hiện đo việc thăng bằng của nước để đưa ra những thông số về góc trong đo đạc. Từ đó kiểm tra chất lượng của các công trình xây dựng, nội thất khi cần tính toán độ nghiêng độ dốc của đường hay mái nhà…
Các chức năng của thước thủy
Thước thủy nivo điện tử/cơ khí là một loại dụng cụ đo kiểm có thể thích hợp đo cân bằng và đo độ nghiêng. Với cách đo nghiêng ta đo góc với 0,1° độ chính xác ở mặt phẳng thẳng đứng và nằm ngang và độ chính xác 0,2° ở góc độ khác. Thước thủy nivo đo được tất cả các góc với phạm vi 360° hoặc bốn góc 90°. Thước thủy nivo không chỉ có thể đo các bề mặt nằm ngang và thẳng đứng mà nó cũng có thể đo các góc của tất cả các sườn dốc tăng, giảm.
Cấu tạo của thước thủy – Cách sử dụng thước thủy chính xác
Thước thủy được làm từ chất liệu nhôm bền, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết nên giúp bạn đo đạc tiện lợi hơn rất nhiều dòng thước khác. Đây là thiết bị được làm từ chất liệu cao cấp, đã qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt và đáp ứng được các yêu cầu về mẫu mã, chất lượng.
Phần thân thước có 2 ống thủy tinh chứa bọt thủy theo các phương thẳng đứng và phương nằm ngang. Dựa vào mức thăng bằng của bọt thủy trong ống thủy tinh mà người dùng dễ dàng xác định được độ cân bằng, độ nghiêng của mặt phẳng, vật dụng.
>> Có thể bạn quan tâm
- Ý nghĩa của độ mặn trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất chuẩn xác
Phân loại thước thủy
Tùy theo từng dạng địa hình thực hiện đo mà người ta phân loại thước thủy thành nhiều loại khác nhau.
Căn cứ vào góc đo – Cách sử dụng thước thủy chính xác và hiệu quả
Dựa vào góc đó thì thước thủy được chia thành 3 loại:
Thước thủy đo độ góc nghiêng kỹ thuật số
Đây là một loại thước chuyên dụng trong kỹ thuật. Được sử dụng để đo độ thăng bằng, kiểm tra góc độ của những vật dụng trong ngành xây dựng, thiết kế nội thất. Ví dụ: kiểm tra đo độ nghiêng của mái, thanh đà; đo độ dốc của mặt đường, mặt phẳng nghiêng; xác định góc để làm khuôn, đóng khung…
Thước thủy đo độ cân bằng (thước ni-vô)
Loại thước này cso cấu tạo gồm một ống thủy tinh cong có chứa gần đầy nước (chỉ để lại 1 bọt khí nhỏ) được gắn chặt trong một cái khung vuông hoặc thước thẳng. Vị trí bọt khí là điểm cao nhất của ống thủy tinh.
Thước thủy ni-vô thẳng
Loại thước này thường dùng để đo độ thăng bằng của các bề mặt hoặc cạnh nằm ngang. Ngoài ra, nivô khung hình vuông cho phép đo cả các bề mặt và cạnh thẳng đứng.
Căn cứ vào nguồn năng lượng – Cách sử dụng thước thủy đúng nhất
Dựa vào nguồn năng lượng sử dụng thì thước thủy được chia thành 2 loại chính:
Thước thủy điện tử
Dòng thước này sẽ giúp giảm đáng kể sai số và tiết kiệm thời gian hiệu quả hơn nhiều so với khi người dùng phải tự đọc bằng mắt thường. Bởi thước thủy điện tử được áp dụng các công nghệ, cảm biến góc điện tử hiện đại. Mang lại khả năng đo và tính toán, xử lý kết quả đo nhanh chóng, chính xác. Kết quả đo được hiển thị sắc nét, rõ ràng trên màn hình điện tử.
Thước thủy laser
Đây là loại thước thủy có sử dụng tia laser chiếu lên một mặt phẳng đứng và lấy điểm đó làm tâm đo. Nivo laser thường dùng để đo tại các vị trí mà con người và máy móc khó tiếp cận để đo một cách chính xác. Có nhiều kiểu dáng cho loại thước thủy laser: loại tròn, thẳng, tròn nhỏ… được các hãng thiết kế riêng. Thước thủy laser sẽ sử dụng pin 2A để hoạt động.
Hướng dẫn cách sử dụng thước thủy đúng và hiệu quả nhất
Trước khi sử dụng thước thủy, bạn cần kiểm tra thước xem chúng còn nguyên vẹn hay không? Có thể thực hiện các thao tác được hay không? Nếu thước thủy bị lệch góc, hỏng thì việc đo đạc không thể nào hoàn thành được.
Thao tác sử dụng thước thủy chi tiết
Muốn thực hiện cách sử dụng thước thủy đạt hiệu quả tối đa, bạn có thể tham khảo quy trình sau:
Bước 1: Đưa thước lên bề mặt cần đo, lúc này ống thủy tinh sẽ có một đầu cao hơn và bọt khí sẽ dịch chuyển về phía đầu cao.
Bước 2: Xác định mức độ chênh lệch giữa hai đầu bằng các vạch chia đều ở trên thước.
Bước 3: Đọc kết quả
– Nếu bọt khí cân bằng ở giữa ống thủy thì kết quả sẽ cho thấy bề mặt thăng bằng.
– Còn nếu bọt khí có sự chênh lệch thì giá trị của vạch sẽ tương ứng với độ nghiêng của bề mặt đó.
Đối với loại thước thủy cân bằng – Cách sử dụng thước thủy chính xác
Khi bạn đặt thước hoặc khung lên một bề mặt bất kỳ nào đó, ống thủy tinh thường sẽ có một đầu cao hơn đầu kia. Và bọt khí sẽ chạy lại ở phía đầu cao hơn. Vậy nên để xác định mức độ chênh lệch độ cao tương đối giữa 2 đầu. Người ra khắc một số vạch chia đều theo 2 phía. Nếu bọt khí nằm cân ở giữa ống thủy thì bề mặt được kiểm tra là thăng bằng. Ngược lại, nếu bọt khí lệch về một bên vài vạch thì giá trị mỗi vạch tương ứng với cấp độ chính xác của dụng cụ.
Đối với loại thước thủy nivo thẳng:
Khi bề mặt cần đo có chiều dài 350mm và kết quả bọt khí lệch ở 3 vạch thì ta sẽ tính như sau:
– Độ nghiêng tương đối = 0.02*3 = 0.06 mm/m. Tức là nếu bề mặt dài 1 mét thì độ lệch cao thấp giữa 2 mép của bề mặt là 0.06 mm
– Độ nghiêng tuyệt đối = 0.06*0.350 = 0.021 mm. Tức là độ chênh lệch cao thấp giữa 2 mép của bề mặt thực tế là 0.021 mm
Căn cứ vào giá trị độ nghiêng tuyệt đối, ta có thể chọn các lá căn phù hợp để lấy thăng bằng cho bề mặt. Tuy nhiên, trên thực tế thì ít ai tính toán như vậy, người ta cứ chỉnh dần cho tới lúc bọt khí nằm tương đối ở giữa ống thủy là chuẩn.
Hướng dẫn cách bảo quản thước thủy đúng cách
Sau khi nắm được cách sử dụng thước thủy, bạn cũng nên biết cách bảo quản thước để chúng luôn được như mới. Bảo quản thước thủy đúng cách sẽ góp phần không nhỏ trong việc giúp thước bền hơn và sử dụng chính xác và lâu dài hơn. Bạn phải chú ý để hạn chế làm rơi, va đập thước hết mức có thể.
Nếu sử dụng thước thủy nhiều với công việc đầy bụi bẩn hoặc dầu nhớt như làm mộc, hàn sắt thì nên dùng vải sạch và khô để lau thước sau mỗi lần sử dụng. Việc này sẽ giúp bền mặt thước được bền hơn, chữ và con số trên thước lâu bay màu hơn. Thước được làm bằng kim loại rất dễ bị gỉ sét. Do đó bạn không được đặt dụng cụ cầm tay này trong những môi trường ẩm ướt, những nơi có độ ẩm cao.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin giúp bạn nắm được thước thủy là gì? Cách sử dụng thước thủy đúng nhất để mang lại kết quả chính và và hiệu quả cho công việc. Nếu có bất kì thắc mắc nào về thước thủy thì bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn một cách nhiệt tình nhất. Bạn có thể tìm đến với chúng tôi trực tiếp qua website hoặc hotline bên dưới.