Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất chuẩn xác

Ngày nay, để đo lường và theo dõi áp suất chân không hiệu quả, bạn cần sử dụng thiết bị đo là đồng hồ áp suất. Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn chưa nắm rõ cách thức sử dụng thiết bị này. Vậy nên bài viết hôm nay sẽ cung cấp các thông tin hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất chuẩn xác nhất.

Đồng hồ đo áp suất là gì?

Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất
Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ áp suất (Pressure Gauge) hay còn gọi là áp kế lò xo là thiết bị được sử dụng để đo áp suất chất khí hoặc chất lỏng. Từ đó giúp người dùng kiểm soát được có bất kỳ lỗi (rò rỉ) nào xảy ra đối với hệ thống, thiết bị của mình hay không.

Trên thị trường hiện nay có đa dạng các loại đồng hồ áp suất, bởi thiết bị này được phân loại theo nhiều tiêu chí. Ví dụ như đồng hồ áp suất cơ, đồng hồ áp suất điện tử, đồng hồ áp suất dạng màng, đồng hồ áp suất chân đồng, đồng hồ áp suất chân inox Tùy theo mục đích sử dụng của bạn để chọn ra loại đồng hồ áp suất cho phù hợp.

Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không dạng cơ

Đây là dòng đồng hồ được sử dụng thông dụng nhất hiện nay vì có giá thành rẻ, dễ sử dụng. Dù là loại đồng hồ đo áp suất chân không có dầu hay không dầu thì nó đều có chung cách đo lường và đọc chỉ số.

Các chỉ số quan trọng trên đồng hồ đo áp suất dạng cơ

Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất dạng cơ
Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất dạng cơ

Để đọc được đồng hồ dạng này, bạn cần nắm được một số thông tin ký hiệu đồng hồ đo áp suất sau:

– Đơn vị đo

Nó là đơn vị áp suất chân không mà đồng hồ đo lường được. Thông thường, các đơn vị đo sẽ hiển thị ký hiệu trên mặt đồng hồ. Hiện nay, một số đồng hồ đo áp suất chân không sử dụng các đơn vị đo thông dụng như: Pa, Bar, Torr, Kgf/cm2, inHg… Ngoài ra, có một số đồng hồ chân không sử dụng 2 đơn vị đo ví dụ như MPa và kg/cm2, với 2 ký hiệu đơn vị khác nhau về màu sắc.

– Dải đo (thang đo) – Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất  

Dải đo là giá trị đo lường lớn nhất của đồng hồ đo chân không và bạn có thể quan sát được thông số này trên mặt của đồng hồ. Dải đo sẽ thể hiện bằng các giá trị số ở trên mặt đồng hồ ví dụ: (0; 15kg/m2); (0; -0.1bar); (0; 600 psi);…

Trong dải đo của đồng hồ sẽ được chia thành các vạch nhỏ. Tùy vào từng loại đồng hồ và các vạch đo này sẽ có giá trị khác nhau. Ví dụ: đồng hồ đo áp suất chân không có dải đo 0=> – 1 bar, được chia thành 50 Vạch cho thang đo -1…0 bar. Tương ứng 1 vạch là -0.02 bar (tương đương 20mbar).

Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất dạng cơ chính xác nhất
Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất dạng cơ chính xác nhất

Cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không dạng cơ đơn giản

Giá trị đo sẽ là số mà kim đồng hồ chỉ trên dải đo, kết hợp với đơn vị thích hợp. Có một áp suất hút về chân không thì kim đồng hồ sẽ xuất phát từ điểm 0 về điểm cao nhất của dải đo. Khi kim nằm ở vị trí x thì điều đó có nghĩa là áp suất x + đơn vị đo. Tương tự với các vị trí khác áp suất càng về bên trái kim đồng hồ thì áp lực hút càng lớn.

Ví dụ: nếu kim đồng hồ đang chỉ vạch có giá trị thang màu đỏ là 0.9 và thang màu đen là khoảng -0,09. Khi đó, bạn đọc đồng hồ đo áp suất chân không này đang có kết quả là 0.9 kg/cm2 (hoặc -0.09 Mpa).

Hướng dẫn đọc các đặc điểm của đồng hồ đo áp suất
Hướng dẫn đọc các đặc điểm của đồng hồ đo áp suất

Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không điện tử

Đồng hồ đo áp suất chân không dạng điện tử là loại dụng cụ đo áp suất có độ chính xác cao, dễ theo dõi nên cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không này cũng tương đối đơn giản.

– Đơn vị đo của đồng hồ: thường sẽ được ký hiệu trên mặt đồng hồ (hoặc ở thông số kỹ thuật của đồng hồ).

– Mặt đồng hồ hiển thị kết quả đo bằng số – đây chính là kết quả mà bạn thu được.

Ví dụ: Nếu đồng hồ đo áp suất chân không điện tử đang hiển thị số -750 và nó có đơn vị đi là kPa. Như vậy ta sẽ có kết quả đo áp suất chân không chính xác là -50 kPa.

Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất điện tử
Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất điện tử

 

* Có một số dòng đồng hồ đo áp suất chân không điện tử sẽ hiển thị kết quả đo với 3 đơn vị khác nhau. Khi đó, bạn đọc kết quả đo trên màn hình hiển thị như sau: Áp suất chân không đo được là 3.323Pa (bằng 2.485×10^-2 Torr hoặc 3.323×10^-2 Mbar).

* Có một số loại đồng hồ đo áp suất chân không điện tử có đơn vị đo được chọn sẽ hiển thị đèn xanh. Loại đồng hồ này thường có 2 đơn vị đo là Bar và mBar. Ví dụ, nếu kết quả hiển thị trên màn hình là 13.1 mBar thì có thể lựa chọn đơn vị đo hoặc quy đổi theo công thức mBar = 10^-3 x Bar.

>> Có thể bạn quan tâm

Một số lỗi thường gặp khi sử dụng đồng hồ đo áp suất

Bên cạnh hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất chuẩn xác, bài viết sẽ nêu ra một số lỗi khi sử dụng đồng hồ để đo áp suất chân không mà bạn cần chú ý để kết quả đo chính xác nhất:

Kim đồng hồ bị rung

Khi thực hiện đo, bạn cần giữ đồng hồ đo chắc chắn và không bị rung lắc. Bởi vì nếu để đồng hồ rung lắc lâu dần sẽ làm kim mau hư và kết quả đo sai lệch. Với các hệ thống bơm chân không rung lắc nhiều, bạn có thể dùng đồng hồ chân không có dầu để khắc phục việc rung lắc kim.

Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất các loại
Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất các loại

Sử dụng loại đồng hồ đo áp suất không phù hợp làm sai lệch kết quả đo

Nếu như bạn chọn đồng hồ có dải đo không thích hợp (quá lớn hay quá nhỏ) sẽ khiến kết quả đo không chính xác. Chính vì thế, bạn cần dựa theo các mức thông số của bơm (công suất, dải áp) để chọn đồng hồ thích hợp.

Kim đồng hồ đo áp suất bị lệch khỏi số 0

Trong quá trình đo và hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất. Sẽ có vài trường hợp kim của đồng hồ không nằm tại vị trí số 0. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho kim của đồng hồ đo áp suất bị lệch khỏi vị trí 0 như:

– Đồng hồ đã qua một thời gian sử dụng quá dài, dây cốt ở trong bị giãn nên làm cho kim không về được đúng tại vạch số 0

– Trong quá trình sử dụng không may làm rớt đồng hồ có thể làm kim giật cứng không về số 0

– Cũng có thể lâu không sử dụng thì kim sẽ bị lệch đi

Cách điều chỉnh kim đồng hồ đo áp suất bị lỗi
Cách điều chỉnh kim đồng hồ đo áp suất bị lỗi

Các sửa chữa điều chỉnh kim về số 0 như sau:

Bước 1: Mở mặt kính đồng hồ ra. Thông thường có 2 dạng, nếu có ốc vít nối thì mở ốc vít ra còn không có thì bạn phải tiến hành xoay chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Bước 2: Nếu trên đuôi kim có vít chỉnh thì chỉnh trực tiếp, cũng xoay ngược chiều kim nhưng bạn xoay vừa phải, đừng xoay sát quá và mạnh quá. Vì chúng ta điều chỉnh kim để quay chạm vừa đúng với số 0, chứ không chỉnh quá sát để cứng yên dưới số 0. Nếu đuôi kim không có ốc vít điều chỉnh thì phải tháo kim ra. Sau đó đặt kim đúng vạch 0 và ấn nắp kim lại.

Bước 3: Lắp mặt kính về như cũ. Trong quá trình làm lưu ý là đừng dùng lực mạnh, dễ làm cong kim. Sau khi thực nghiệm xong mà nó không về số 0 thì bạn cần phải thay mới đồng hồ.

Trên đây là các hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất thông dụng và chính xác nhất hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đo lường áp suất chân không. Nếu cần tư vấn thêm thông tin để chọn mẫu đồng hồ đo áp suất phù hợp, hãy liên hê với thietbi.us để được tư vấn tận tình nhé!